Search This Blog

Saturday, January 30, 2010

Hóa' s Blog: Mặt thật của “nhà phê bình” Đặng Tiến!

Hóa' s Blog: Mặt thật của “nhà phê bình” Đặng Tiến!

Mặt thật của “nhà phê bình” Đặng Tiến!

Sau khi đọc 3 bài viết về ông Đặng Tiến, tôi xin nghiêng mình cám ơn bác Trần Văn Tích, hai ông/anh Vương Thế Lan và Huỳnh Văn Nhơn, đồng thời phải cám ơn các ý kiến bình luận hổ trợ cho ba cây bút nói trên.
Ôi những “tên tuổi” cách mạng của Hồ Chí Minh gốc Nam Ngãi, chúng ta cần phải biết “sợ hãi” họ!

Nguyễn Văn Hóa
Chủ nhật 30/01/2010


Mấy bài viết làm bộc lộ cái mặt thật của “nhà phê bình” Đặng Tiến!!

Xin mời quý độc giả cùng đọc ba bài link theo sau:

1. Vương Thế Lan: Đặng Tiến và nỗi băn khoăn: làm sao cho khỏi bị đào thải [đối thoại, tienve.org]

http://damau.org/archives/10620

2. Huỳnh Văn Nhơn: Khi trí thức táng tận lương tâm [đối thoại, tienve.org]

http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=9733

3. Trần Văn Tích: Trường hợp Đặng Tiến – Nam Chi:

http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=9748

Tuesday, January 26, 2010

Nhân Tết Canh Dần (2010) tưởng niệm đồng bào Huế bị thảm sát trong Tết Mậu Thân (1968)

Tết Mậu Thân 1968, VC Tàn Sát Ðồng Bào Vô Tội Tại Huế

MƯỜNG GIANG

Cuối tháng 12-1960, Hồ Chí Minh thành lập tại Hà Nội cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), dùng làm bình phong lừa bịp thế giới về âm mưu cưởng chiếm VNCH bằng quân sự. Ðể hoàn thành giấc mộng nhuộm đỏ toàn cõi VN, Hà Nội bắt các cán binh, bộ đội gốc Miền Nam đã tập kết ra Bắc năm 1954 phải hồi kết , qua đường mòn Trường Sơn. Số này sẽ kết hợp với các cán binh nằm vùng năm xưa và một nhóm trí thức khoa bảng đang bất mãn chính phủ Ngô Ðình Diệm. Tất cả sẽ dấy lên một phong trào tranh đấu giả tạo, để lật đổ chính quyền hợp pháp của Miền Nam bằng kế hoạch ba mặt giáp công. Ðó là chính trị, binh vận và quân sự của Miền Bắc.

Cuộc binh biến ngày 1-11-1963 với kết quả đưa VNCH vào tình trạng vô chính phủ và gây nên những xáo trộn chính trị triền miên suốt những năm 1964-1967. Nắm lấy thời cơ vàng ròng, mà Hồ Chí Minh cho là đã chín mùi tại Miền Nam, nên đầu năm 1964, đảng ra lệnh tập trung các cán bộ Y tế, Giáo dục, Văn hóa Thể dục Thể thao, Nhà văn, Nhà báo, Nông nghiệp, Bưu điện, Tiếp vận... khắp đất Bắc để học tập, huấn luyện, lên đường vào Nam tiếp tay với bọn Việt gian bản địa, dấy lên phong trào cướp chính quyền ở Huế, Ðà Nẵng, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Ðợt đó có 300 người bị tập trung tại Trường Huấn Luyện Ðặc Biệt ở Phú Thọ, mang tên là Ðoàn K-33.

Ngày 22-12-1964 lớp học bế mạc, tất cả các học viên đều lên đường vào Nam. Trong số cán bộ trên, hiện còn nhiều người sống sót và được đảng thưởng công rất hậu như Nguyễn Trung Hậu (Bí thư tỉnh ủy Thuận Hải), Trần Ngọc Trác (Chủ tịch tỉnh Thuận Hải), Ngô Triều Sơn (Q.Bí thư tỉnh ủy Bình Thuận), Nguyễn Tường Thuật (Chủ tịch tỉnh Phú Yên)... Ngoài ra còn có các nhạc sĩ, nhà văn như Phan Huỳnh Ðiểu, Thuận Yến, Lê Anh Xuân, Tô Nhuận Vỹ, Dược sĩ Nguyễn Kim Hùng, Tiến sĩ Võ Quảng, Nguyễn Thới Nhậm, Nguyễn Khoa Ðiềm..

Lâu nay nhiều người thắc mắc về sự liên hệ giữa Nguyễn Khoa Ðiềm và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thậm chí không ít người quả quyết cả hai chỉ là một. Nhưng dù là một hay hai thì chúng vẫn là những ác nhân thiên cổ (trong đó có Nguyễn Ðắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan..) đã tàn nhẫn dã man mất hết nhân tính khi ra lệnh chôn sống, đập đầu và tùng xẻo hàng ngàn đồng bào vô tội tại Huế vào những ngày Tết Mậu Thân (1968).

Giống như những người Nhật còn sống sót khi đã hứng hai trái bom nguyên tử của Mỹ năm 1945. Hiện có một số lớn nạn nhân may mắn sau thảm kịch Tết Mậu Thân Huế 1968, đã quả quyết thủ phạm chính cuộc tàn sát dã man lúc đó là những thành phần trong mặt trận Liên Minh Dân Tộc Hòa Giải do Hà Nội dựng lên tại Huế vào ngày mồng ba tết (1-2-1968) gồm Lê văn Hảo, Hoàng phủ ngọc Tường, Hoàng phủ Ngọc Phan, Nguyễn Ðắc Xuân, Nguyễn Ðoá, Ðào thị Xuân Yến, Hoàng phương Thảo.. Tất cả bọn nam nữ ác quỹ lúc đó đều thuộc thành phần thượng lưu trí thức, ăn trên ngồi trước, gì gì cũng thừa mứa.. chỉ thiếu có máu và xác người, nên phải giết đồng bào vô tội để cùng vui bữa tiệc thịt người.

Bia đá trăm năm có thể bị hũy diệt bởi con người và thời gian, lịch sử cũng vậy có thể bị thay đen đổi trắng bởi bọn cầm quyền và đám bồi bút vô loại nhưng bia miệng thì không bao giờ bất biến bởi chúng là những tác phẩm vô hình không chữ nghĩa. Ngoài ra còn có luật trời và tòa án lương tâm, nhất là đối với những người có lòng tin tôn giáo ‘ Quả Báo Nhản Tiền’ . Nên nay có mặc áo vàng, áo đỏ, áo lam , áo đen hay ở trần đóng khố thì rốt cục cuối đời cũng phải mặc áo quan để về với đất. Tất cả hãy lấy bọn ác tặc trên để sám hối trước khi ‘ về nguồn ‘ sửa soạn tái sinh và cơ duyên xấu hay tốt của kiếp tới, đều do kiếp này gieo quả.

Ai là người miền Nam VN, đã được sống sót và đầu thai trở lại khi may mắn đến được bờ đất hứa tự do, chắc không làm sao quên được sự dã man có một không hai của cán binh VC tại bất cứ nơi nào khi chúng hiện diện trước tháng 4-1975. Sau đó là những cảnh xử giảo các thành phần ‘ Quân Cán Cảnh VNCH ‘ qua cái gọi là Tòa Án Nhân Dân. Hình ảnh Cố Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng Chương Thiện tại pháp trường Cần Thơ năm nào, bị VC bẽ gập gảy xương sống rồi dùng mã tấu đâm nát cơ thể trước khi bắn, vào những ngày đầu tháng 5 mất nước. Cảnh tượng dã man đó làm sao xóa được, để mà hớn hở hòa hợp, về nguồn và nối vòng tay lớn với giặc nay đã mất hết nhân tính quốc hồn, buôn, bán nước ?

Lịch sử VN đã bị đảo lộn vì sự bóp méo của ngòi bút trí thức. Dân tộc VN bị mất chủ quyền đất nước và quyền sống vào tay ngụy quyền Hà Nội, cũng chỉ vì mù quáng tin thật vào những đảo lộn của lịch sử và hậu quả dối trá trên nay vẫn là món hàng thời thượng không mất giá. Hồ Chí Minh một đời bán nước hại dân làm ngàn tội ác, nay vẫn được thành BỤT ngồi trên bồ đề trong chùa, trước các đấng thần linh. Lũ ác gian ăn ốc, dân lành VN đổ võ từ thế hệ này cho tới thế hệ khác và tới bao giờ mới chấm dứt ? VN là như vậy đó, thì làm sao mà về nguồn để tìm lại bản sắc dân tộc Hồng Lạc ngàn đời, nay đã bị tức tưởi tanh hôi dưới hố sâu máu và xác người dân Việt đói nghèo trong ngục tù nô lệ VC ?

+ LỘT TRẦN NHỮNG BÓP MÉO XUYÊN TẠC VNCH :

Ngày nay những luận điệu điêu ngoa láo bịp, bẻ cong ngòi bút của đám truyền thông báo chí phương tây mà phần lớn là Mỹ nhắm vào VNCH đã trở nên lổi thời, sau khi Bắc Việt công khai xé bỏ hiệp ưúc ngưng bắn mà chúng đã ký với Hoa Kỳ vào năm 1973. Viết về trận chiến Tết Mậu Thân (1968) Sir R Thompson, nhà bỉnh bút người Anh đã dựa vào lời kể của Dương Quỳnh Hoa, Trần Văn Trà, Hoàng Văn Hoan, Viễn Phương.. viết “ Ðây là ý đồ của Võ Nguyên Giáp, muốn tạo sai lầm chiến thuật, để đẩy VC miền Nam vào chổ chết. Có vậy Hà Nội mới đưa được cán binh Bắc Việt vào Nam trám chổ các đơn vị địa phương vừa bị QLVNCH và Ðồng Minh tiêu diệt , để dành lấy địa vị độc tôn sau cuộc chiến “.

Sự thật là vậy nhưng hệ thống truyền thông Hoa Kỳ đã đổi trắng thay đen, biến thất bại quân sự của CS tại miền Nam thành một chiến thắng chính trị trên đất Mỹ, gieo sự nghi ngờ tới tầng lớp dân chúng về những công bố của chính phủ trong cuộc chiến VN. Từ đầu năm 1967, Hà Nội đã ban hành nghị quyết số 13, kêu gọi đồng bào miền Nam ‘ đồng khởi ‘ để dành thắng lợi trong một thời gian ngắn. Sỡ dĩ có hiện tượng này, là vì Ðảng quá tin tưởng vào cảnh rối ren đang xảy ra khắp VNCH nhất là tại miền Trung. Vin vào đó nên Lê Duân kết luận rằng khi phát động cuộc tổng công kích vào dịp tết Mậu Thân (1968), dân chúng miền Nam sẽ đứng dậy theo chúng và lật đổ chính quyền như họ đã từng làm vào ngày 1-11-1963.

Do ảo tưởng trên, Hà Nội đã chuẩn bị sẳn chính quyền tương lai cho miền Nam bằng cái gọi là ‘ Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình ‘ để làm mồi danh lợi câu bọn trí thức khoa bảng phản thùng VNCH. Ðồng thời dùng liên minh trên để thay thế Mặt Trận Ma GPMN đang hấp hối sắp bị tiêu diệt. Ngoài ra Duẫn còn ban lệnh cho tất cả cán binh bộ đội miền Bắc, thẳng tay tàn sát ‘ ngụy quân ‘ để làm tan rã ‘ ngụy quyền ‘.Kết quả VC đã gây nên một cuộc tàn sát có một không hai trong giòng sử Việt, mà ghê gớm nhất ở cố đô Huế.

Tất cả đều là ảo tưởng, vì chỉ có Huế bị giặc chiếm lâu ngày nên đồng bào không chạy thoát được. Những nơi khác tại VNCH kể cả hai thành đồng của ‘bác‘ là Phan Thiết và Bến Tre, cũng chẳng thấy ai đứng dậy đồng khởi. Ngược lại ở đâu đồng bào đều di tản vào các vùng do QLVNCH trấn giữ, để tránh bị thảm sát vì giặc và bom đạn. VC còn hoang tưỏng tới độ cho rằng lính miền Nam đánh thuê cho Mỹ, nên không có lý tưởng do đó sẽ buông súng đầu hàng ‘ cách mạng ‘ chống lại chánh quyền. Nhưng đã không có chuyện gì xảy ra và dù quân số tại hàng rất ít. Thế mà QLVNCH vẫn giữ vửng được phòng tuyến và phản công sau đó để chiếm lại hầu như tất cả những lảnh thổ bị giặc cưởng chiếm ban đầu.

Dịp này Duẩn bắt giam Hoàng Minh Chính, Vũ Ðình Huỳnh, Ðặng Kim Giang.. đồng thời sang chầu Nga, Tàu mua chịu bom đạn súng ống. Riêng Mao tăng viện cho 300.000 quân phòng không và công binh, để giúp phòng thủ đất Bắc từ Thanh Hóa trở ra. Theo Xuân Sách thì năm 1967, không quân Hoa Kỳ oanh tạc Bắc Việt dữ dội. Kế hoạch tổng công kích Tết Mậu Thân nhằm tấn công thẳng vào VNCH, cũng để giải vây cho Hà Nội.

Tất cả các kế hoạch đột kích miền Nam được chuẩn bị rất chu đáo và bí mật, trong đó có công tác của đội văn công trung ương. Vì quá tin tưởng sẽ chiếm được VNCH nên Duẫn ra lệnh cho Xuân Sách, Huy Du, Vũ Trọng Hối, Huy Thục, Doản Nho.. dàn dựng một bản đại hợp xướng với tiêu đề ‘ xuân chiến thắng ‘ , được nữ ca sĩ Kim Oanh hát và thu vào băng nhựa để phát ra khắp miền Nam sau khi chiếm được Sài Gòn vào giờ G.

Nhưng năm Mậu Thân 1968 vĩnh viển không có giờ G để đám Việt gian có dịp hát. Vì vậy cuối cùng Ðảng chỉ xài có phần 3 của bảng hợp xướng để tuyên truyền qua tựa ‘ VN trên đường chúng ta đi ‘.Chính Võ nguyên Giáp là người đã soạn thảo kế hoạch còn Hồ Chí Minh thì ban lệnh tổng tấn công , qua bài thơ Máu nay vẫn còn :

‘ Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
thắng trận tin vui khắp mọi nhà
Nam-Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên ! toàn thắng ắt về ta ‘

Giáp cũng là tác giả vụ ‘ đổi lịch mới ‘ từ 1-1-1968, để cho ngày mùng một Tết trên đất Bắc trùng với giờ giao thừa tại miền Nam, hầu đánh lừa dư luận để giữ kín bí mật quân sự. Sau tháng 5-1975, VC khoe thành tích và ăn mừng chiến thắng Mậu Thân hằng năm nhưng năm 1969, khi Giáp được một nhà báo phương tây phỏng vấn, thì cũng chính miệng hắn chối là Hà Nội không hề hay biết gì về cuộc chiến Tết Mậu Thân xảy ra tại Miền Nam. Tư cách của các chóp bu đảng CS là thế đó, nên khi chúng nắm được quyền lảnh đạo đất nước, VN không đói nghèo hèn nhục trước giặc Tàu và thế giới, thì mới là chuyện lạ.

+ THẢM SÁT TẾT MẬU THÂN TẠI HUẾ :

Tỉnh Thừa Thiên nằm giữa miền Trung VN, có diện tích 5054km2 và dân số tính đến năm 2000 là 1.045.134 người với các quận Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, A Lưới và Nam Ðồng. Tỉnh Lỵ là thành phố Huế hiện nay có diện tích 380km2 với 209.043 người. Là cố đô của nhà Nguyễn (1802-1945), Huế muôn đời vẫn đẹp và thơ mộng, mang nhiều sắc thái tiêu biểu cho dân tộc, nhân chứng của một chặng đường lịch sử, văn hóa, kiến trúc VN, nên trong hội nghị lần thứ 17 tại Catagenna nước Columbia vào tháng 12-1993, tổ chức UNESCO của LHQ đã công nhận Huế là di sản văn hóa của nhân loại cần bảo tồn

Ngược dòng lịch sử, từ năm 1366 Huế đã là thủ phủ của Ðàng Trong, tức là hai Châu Ô, Rí do vua Chế Mân cuả Chiêm Thành, dâng cho nhà Trần làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân của Ðại Việt, từ đó trở thành đất Thuận Hóa. Những gì còn lại của Huế hôm nay chỉ là một phần công trình của cố đô trong đống gạch vụn do Việt Cộng và bọn Việt Gian VNCH tàn phá vào Tết Mậu Thân 1968. Ngoài ra Huế còn nhiều nét tiêu biểu khác như chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, chợ Ðông Ba, với trường Quốc Học cổ kính nằm cạnh bờ sông với hàng phượng vỹ nở rộ mỗi độ hè về, nuí Ngự Bình trước tròn sau méo, sông An Cựu nắng đục mưa trong, hồ Tĩnh Tâm sen nở ngút ngàn và Phú Văn Lâu trơ gan cùng tuế nguyệt.

Từ năm 1967 Hà Nội đã quyết định tổng tấn công VNCH vào những ngày hưu chiến Tết Mậu Thân 1968. Trong số 44 tỉnh, thị tại miền nam bị đột kích, thì Saì Gòn và Huế là quan trọng hơn cả. Vì trại Lực lượng đặc biệt A-Shau rút đi, nên thung lũng A Shau bị bỏ ngõ và VC đã lợi dụng dịp này để chuyển một số lớn bộ đội vào tấn công cố đô với sự dẫn đường chỉ lối của đám Việt Gian tại Huế. Trận chiến mở màn vào sáng mồng hai Tết nhằm ngày 31-1-1968, bằng hai cánh quân : Ðoàn 6 gồm các tiểu đoàn đặc công K1,K2,K6 và K12 từ phía bắc bên tả ngạn sông Hương, tấn công BT/.SD1BB tại đồn Mang Cá, phi trường Tây Lộc, Ðại Nội. Ðoàn 5 gồm các tiểu đoàn K4A,K4B,K10 và K21 từ phía nam bên hửu ngạn sông Hương, hợp với Thành đội tấn công các cơ sở hành chánh phía nam. Ngoài ra còn có Ðoàn 9 gồm hai tiểu đoàn 416,418 hợp với một đơn vị mang tên Ðường 12 tấn công mặt tây.

Cũng nói thêm là VC đã lợi dụng những xáo trộn tại Huế trong các năm 1965,1966, xâm nhập hoạt động cũng như móc nối dụ dổ một số học sinh,sinh viện, quá mê thầy mà phản nước hại dân. Thật ra mặt trận quan trọng nhất của VC ở Huế là mặt trận chính trị, vì vậy Hà Nội bất chấp máu xương của cán binh và thường dân vô tội, ra lịnh cho đám tàn binh phải cố thủ trong Ðại Nội dù thực trạng bi thảm tuyệt vọng bởi các vòng vây của quân lực Hoa Kỳ và VNCH.

Phụ trách công tác tổng khởi nghĩa, để lập chính quyền cách mạng ở Huế là Hoàng kim Loan và Hoàng Lanh, đã vào nằm vùng từ lâu trong nhà một giám thị trường Quốc Học là Nguyễn Ðoá. Ngoài ra còn có Nguyễn trung Chính, Nguyễn hửu Vân (giáo sư trường Âm nhạc kịch nghệ), Phan Nam, Nguyễn Thiết. Ngày 14-2-1968 đài VC phát thanh tại Hà Nội cho biết đã lập xong chính quyền cách mạng tại Huế do Lê văn Hảo làm chủ tịch, còn Ðào thị xuân Yến và Hoàng phương Thảo làm phó. Ngoài ra còn có cái Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình được Hà Nội nặn ra ngày mồng ba Tết (1-2-1968) cũng do Lê văn Hảo, tiến sĩ giảng sư về nhân chủng học tại Ðại Học Huế và Sài Gòn làm chủ tịch liên minh.

Theo Hảo vì muốn trốn lính, nên 1953 qua Pháp du học nên bị tiêm nhiểm chủ nghĩa cọng sản của Trần văn Khê, Nguyễn khắc Viện. Vì vậy vào các năm 1965,1966 dù đang sống trong cảnh tột đỉnh giàu sang, chức trong, lại được trốn lính nhưng vẫn tán tận lương tâm, theo VC nằm vùng là Hoàng phủ ngọc Tường và Tôn thất Dương Tiềm vào MTGPMN và ra bưng cuối tháng 12/1967. Trong Liên Minh Ma này còn có Hoàng phủ ngọc Tường, Thích Ðôn Hậu, Nguyễn Ðoá, Hoàng phủ ngọc Phan, Nguyễn đắc Xuân.. Tóm lại mặt trận được chỉ huy tổng quát bởi Lê Minh, trưởng ban an ninh khu ủy Trị Thiên, còn Tống hoàng Nguyên và Nguyễn đình Bảy Khiêm chỉ lo về phần thủ tiêu, giết người vô tội tại Huế. Theo Bảy Khiêm , chính Y đã giết rất nhiều sĩ quan và cán bộ,công chức VNCH bị kẹt tại Huế, cùng các giáo sư người Ðức dạy tại Ðại học Y Khoa, qua chỉ điểm của VC nằm vùng và sau này Lê Minh lẫn Bùi Tín đều xác nhận Việt Cộng đã tận tuyệt tàn sát vô nhân đạo đồng bào vô tội tại Huế vào Tết Mậu Thân 1968.

Ngay từ đầu nhờ lợi dụng dịp hưu chiến, nhiều đơn vị cho các quân nhân về nhà ăn Tết, nên VC đã chiếm được hầu hết các cơ sở hành chánh, khu Ðại Nội, chợ Ðông Ba, cửa Thượng Tứ, An Hòa, Chánh Tây.. ngoại trừ BTL/SD1BB tại đồn Mang Cá, cơ sở MACV,Tiêu khu Thừa Thiên, Ðài phát thanh, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải Quân vẫn do QLVNCH kiểm soát.

Mồng ba Tết (1-2-1968) một ngày sau đó, Chiến đoàn Dù với 2 tiểu đoàn 2,7 và chi đoàn 2/7 Thiết giáp từ phía bắc vào giải vây Huế. Hai đại đội TQLC Hoa Kỳ cùng 4 chiến xa M48 trong Chiến đoàn X-Ray đóng tại Phú Bài cũng về Huế tăng cường phòng thủ MACV. Chiều ngày mồng 4 Tết, TÐ 9 Dù được trực thăng vận vào chiến trường, từ đây cho tới ngày 12-2-1968 , cuộc chiến trở nên khốc liệt bạo tàn với sự tổn thất nhân mạng rất cao của cả hai phía.

Cùng ngày đó Chiến đoàn A Thủy quân lục chiến VN gồm các tiểu đoàn 3,4,5 thay thế chiến đoàn Dù, tiếp tục giải tỏa áp lực VC tại sân bay Tây Lộc và Ðại Nội. Ngày 19/2 TQLC mở chiến dịch Sóng Thần 739/68. Ngày 22/2 hai tiểu đoàn 21 và 39 BĐQ được tăng cường tại Huế và VC cũng bắt đầu tháo chạy. Ngày 25/2/1968 Biệt động quân chiếm lại Khu Gia Hội, chấm dứt chiến cuộc tại Huế với đổ nát, điêu tàn, nhà cửa, cầu cống, cây cối, đường xá, biến thành tử địa với xác người nằm la liệt đã sình thối. Tất cả chỉ còn là sự tàn nhẩn, thê lương, từ bàn tay đẳm máu của VC và bọn Việt gian mang đủ loại mặt nạ gây nên. Tóm lại không còn lời nào để đủ viết về Huế đang quằn quại trong lửa máu, giống như những nhịp cầu Tràng Tiền trên Hương Giang đớn đau gãy xập. Hởi ôi sắt thép, gổ đá còn biết rơi nước mắt với Huế thê lương, trong khi đó lại có không ít người thản nhiên đứng vổ tay cười.

Những hành động dã man nhắm vào dân lành tại Huế , làm nhớ tới Nga Sô tàn sát hơn 5000 hàng binh Ba Lan phần lớn là sĩ quan vào tháng 9-1939 tại rừng Katyn ở phía tây thành phố Smolensk, chứng tỏ bản chất hiếu sát vốn tiềm tàng trong máu óc của cọng sản, dù chúng là ai chăng nửa, tất cả đều giống nhau vì cùng chung một tổ,một lò.Trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968, Huế là thành phố bị thiệt hại nặng nhất về nhân mạng cũng như vật chất vì bị VC chiếm đóng lâu dài nhất. Riêng người Huế sỡ dĩ bị tàn sát dã man, theo một số nhân chứng , do VC được chỉ điểm bởi một số nằm vùng địa phương vì thù oán nhau mà trả thù, rồi lại được tự do đi lại trong thành phố nên tự do hành động, nhất là trong khoảng từ mồng hai tới mồng bốn, tha hồ đi từng nhà,lôi từng người ra bắn giết theo ý muốn, đúng với kỹ thuật bắt và thủ tiêu theo KGB và Maoit .

Trong số các hung thần can dự tới bửa tiệc máu tại Huế, dư luận trước sau vẫn nhắm vào Lê văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan và Nguyễn đắc Xuân. Năm 1966 khi còn là một sinh viên, Nguyễn đắc Xuân từng tổ chức đoàn “Phật Tử Quyết Tử” quậy nát Huế, sau đó trốn theo VC và trở lại cố đô vào Tết Mậu Thân, phụ trách đội “Công tác thanh niên” và khuyến dụ các quân nhân VNCH bị kẹt, để lập cái gọi là đoàn nghĩa binh.. Trái với dự đoán của cộng sản, dân chúng Huế không hưởng ứng tổng khởi nghĩa, trái lại bỏ trốn sang các khu vực có QLVNCH như Mang Cá, Trường Kiểu Mẫu, Tiểu Khu Thừa Thiên, Bến Tàu,Phú Bài.. Bắt đầu ngày mồng ba Tết, QLVNCH và Hoa Kỳ phản công, ngày 7-2-1968 VC giựt xập cầu Trường Tiền. Ngày 15-2 Quân Ủy cọng sản tại Hà Nội ban lệnh cho VC tử thủ tại Huế, nhưng tình hình càng lúc càng bi đát cho VC nên Lê Minh muốn rút quân. Ngày 23-2 VC bị đẩy ra khỏi Huế, lá cờ VNCH lại tung bay trên kỳ đài ở Phú văn Lâu.

Nói chung cọng sản tàn sát đồng bào Huế nhiều nhất là tại khu dân cư Gia Hội vì vùng này bị VC chiếm lâu nhất từ ngày mùng 2 Tềt đến 22-2-1968 mới được Biệt Ðộng Quân giải tỏa, bởi vậy giặc và Việt gian mới có cơ hội giết nhiều đồng bào vô tội. Cho đến nay không ai biết chính xác số người bị VC tàn sát tại Huế là bao nhiêu nhưng căn cứ vào thống kê số hài cốt tìm được trong một số hầm chôn tập thể sau khi giặc bị đánh duổi khỏi thành phố, tại các địa điểm Trường Gia Hội, Chùa Theravada, Bải Dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng viện, Quận tả ngạn, Phía đông Huế, Lăng Tự Ðức, Ðồng Khánh, Cầu An Ninh, Cửa Ðông Ba, Trường An Ninh Hạ, Trường Vân Chí, Chợ Thông,Chùa Từ Quang,Lăng Gia Long, Ðồng Di,Vịnh Thái,Phù Lương , Phú Xuân,Thượng Hòa,Thủy Thanh,Vĩnh Hưng và Khe Ðá Mài.. tổng cộng đếm được 2326 xác.

Về câu hỏi tại sao VC tàn sát thường dân vô tội, đến nay Hà Nội vẫn tránh né, còn Võ nguyên Giáp thì đểu giả hơn khi bị các ký giả ngoại quốc phỏng vấn sau Tết Mậu Thân, đã trả lời là Bắc Việt không hề biết vì đó là chuyện của MTGPMN và VNCH. Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thì động cơ cọng sản tàn sát dân chúng tại Huế, ngoài một lý do nhỏ là sự trả thù do hờn oán trước đây giữa cá nhân và cá nhân, thì tàn sát theo kế hoạch phá huỷ và làm rối loạn bộ máy cầm quyền của VNCH, điều này đã được ghi lại trong một tài liệu cuả cán bộ VC , bị SĐ1 Không kỵ Hoa Kỳ bát được tại tỉnh Thừa Thiên ngày 12-6-1968 .Tàn sát để khủng bố và cảnh cáo đe dọa dân chúng đừng tòng quân chống cộng. Tàn sát tín đồ Thiên Chúa Giáo để chia rẽ sự đoàn kết tại miền nam, tạo sự nghi kỵ giữa các tôn giáo cho tới ngày VC cưởng chiếm dược miền Nam mới chấm dứt vì VC độc tài đảng trị, cấm biểu tình xuống đường, nên bốn bên bốn phía bình đẳng chịu sống chung hòa bình. Từ đó mới không thấy tự thiêu, tuyệt thực và ra báo chống đối, bêu xấu, hạ nhục chính quyền như cơm bửa thời VNCH. Tàn sát dân chúng để gây tiếng vang với thế giới.

Ðem các biến cố năm1885 tại Huế và 1946 ở Hà Nội để so sánh với Mậu Thân 1968 tại Huế , bổng thấy lạnh mình về những lời chạy tội của Ðại Tá VC Bùi Tín, khi trả lời về cuộc tàn sát của VC đối với thường dân tại Huế năm 1968. Theo nhận xét của Nguyễn đức Phương trong ‘ Chiến Tranh toàn tập ‘ thi Bùi Tín không biết gì về qui ước Genève dành cho tù binh chiến tranh, hoặc biết nhưng giả bộ ngây thơ không biết để có lý do bào chửa sự tàn ác dã mang của cán binh VC và biết thêm về quan niệm của Hà Nội, luôn qui chụp tất cả những ai chống đối họ, đều bị gán là tù binh với kết quả như Bùi Tín nói là phải được chết để giữ gìn bí mật quốc phòng.

Theo Nguyễn Lý Tưởng, thì những hành động dã man của Việt Cộng, tại Thành Nội và Gia Hội,do cái gọi là Toà Án Nhân Dân được quyết định bởi các chóp bu trong Liên Minh Dân Chủ Hòa Bình, là Lê văn Hảo, Thích Ðôn Hậu, bà Nguyễn Ðình Chi.. nhưng chủ chốt và dã man tàn bạo vẫn là bọn theo phong trào tranh đấu chống VNCH năm 1966, sau đó theo VC và quay về Huế như Hoàng phủ ngọc Tường (giáo sư), Hoàng phủ ngọc Phan (sinh viên y khoa), Nguyễn đắc Xuân (sinh viên sư phạm),Trần quan Long (sinh viên sư phạm), Phan Chính Dinh hay Phan Duy Nhân (sinh viên).. dẫn an ninh VC như Tống hoàng Nhân, Bảy Khiêm.. đi lùng bắt bạn bè, thân nhân, các thành phần quân, công, cán, chính VNCH cũng như các đảng phái bị kẹt lại tại Huế.

Hiện nay tất cả những bí mật của lịch sử gần như được khai quật trong đó có cuộc thảm sát thường dân tại Huế năm Mậu Thân. Những tội nhân thiên cổ ngoài bản án của lương tâm, đạo đức và sự nguyền rủa của đời, nên không ngớt tìm đủ mọi cách để biện minh về tội lỗi của mình. Năm 1988,trên báo Sông Hương và được dịch đăng lại trên tờ Newswwek ở Hoa Kỳ, Ðại Tá Bắc Việt Lê Minh, nguyên chỉ huy mặt trận Thừa Thiên-Huế, xác nhận và chịu trách nhiệm về việc tàn sát dân chúng Huế nhưng vẫn đưa ra lý do là lúc đó VC đang ở vào giờ thứ 25, nên không kiểm soát được .

Còn thủ phạm chính Hoàng phủ ngọc Tường thì đổ thừa cho cục bộ, địa phương chứ không phải tại đảng, vẫn giữ nguyên ý là miền nam mất vì cách mạng chứ không bị cộng sản quốc tế xâm lăng, và trên hết vào ngày 12-7-1997 Tường công khai chối tội là không tham dự mặt trận Huế, vì lúc đó y đang trốn tại địa đạo trong quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Còn nhân vật bị bia miệng nhắc tới là Hoàng phủ Ngọc Phan.. mà người Huế tưởng lầm ? Lê văn Hảo hiện đang sống tại Pháp cũng chối tội. Sau rốt chỉ có Hoàng phủ Ngọc Phan và Nguyễn đắc Xuân vì lúc đó gần như là công an, cai tù, chánh án và đao phủ thủ.. nên người Huế ai cũng nhận được, vì vậy phải chịu tai tiếng nhơ nhớp muôn đời.

Ngày nay ai cũng biết Tết Mậu Thân VC thua lớn và Tổng thống Hoa Kỳ là Johnson phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước lịch sử vì đã cố tình tạo nên một lỗi lầm nghiêm trọng về đạo đức., gây tử vong cho nhiều người có thể tránh khỏi nếu được báo trước sự thật.

Tóm lại dù Hà Nội đã chuẩn bị kế hoạch cưởng chiếm VNCH thật chu đáo, cũng như đã tin tưởng tuyệt đối vào đám Việt gian Miền Nam nhưng cuộc tổng tấn công đã hoàn toàn thất bại về quân sự. Chúng cũng thua VNCH về phương diện đạo đức và chính nghĩa, khi đã tàn nhẩn bất lương xô đẩy hàng trăm ngàn người vào cỏi chết, kể cả bắt các thiếu niên đi lính đở đạn ‘ sanh bắc tử nam’ Hồ, Duẩn lẫn Giáp đã phỉnh gạt cán binh chết lót đường cho chúng khi nói láo rằng ‘ Miền Nam đã được giải phóng, nên miền Bắc chỉ vào tiếp thu mà thôi’.


Viết tại Xóm Cồn Ha Uy Di
Tháng 1/2010
Mường Giang

Monday, January 25, 2010

Bàn về quan điểm lịch sử mới của Seth Jacobs



Nguyễn Văn Hóa

Bàn về quan điểm lịch sử mới của Seth Jacobs khi nhìn lại chiến tranh Việt Nam và chính sách đối ngoại của Mỹ.
(bổ sung ngày 31.10.2006 –nvh)

Seth Jacobs là một sử gia, giáo sư sử học trường Đại học Boston, bang Massachuttes. Ông còn là người Do Thái (họ Jacobs !). Đặc biệt trong vòng 6 năm qua, ông viết 2 cuốn sử đề cập đến chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa của Tống thống Diệm và mối liên hệ triết lý chính trị đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn mở đầu Chiến Tranh Lạnh sau Thế Chiến Thứ II. Nói ngắn gọn về ‘triết lý chính trị đối ngoại’ đó là “yếu tố tôn giáo.” Thật vậy, tôn giáo vừa là công cụ, chiêu bài, vừa là chính sách thực tiễn áp dụng phổ quát lên vai trò lãnh đạo của các quốc gia đồng minh nhỏ bé của Hoa Kỳ, như một sức mạnh tinh thần khả dụng đối đầu với sự truyền bá “vô thần” của hai quốc gia địch thủ là Nga sô và Trung Hoa lục địa. Bài khảo luận lịch sử “khai vị” cho 2 cuốn sử nói trên được đăng tải trên tạp chí Boston College, Volume 25 chuyên đề: Diplomatic History, Số 2, Thu 2001: ‘“Our System Demands the Supreme Being’: America’s Religious Revival and the ‘Diem Experiment.’ 1954-1955” .

Và tiếp theo sau là cuốn:

1. “Người Mang Phép Lạ của Mỹ ở Việt Nam: Ngô Đình Diệm, Tôn Giáo, Chủng Tộc và Sự Can Thiệp của Mỹ ở Đông Nam Á, 1950-1957,” Duke University Press, 2004 (America’ s Miracle Man in Vietnam: Ngo Dinh Diem, Religion, Race and U.S. Intervention in Southeast Asia, 1950-1957, Duke University Press, 2004).

Cuốn thứ hai, vừa xuất bản trong tháng 9, 2006:

2. “Vị Quan Lại Chiến Tranh Lạnh: Ngô Đình Diệm và Nguồn Gốc của Chiến Tranh Mỹ ở Việt Nam, 1950-1963,” Nhà xb. Rowman & Littlefield, 2006. (Cold War Madarin: Ngo Dinh Diem and the Origins of America’s War In Vietnam, 1950-1963, Rowman & Littlefield, 2006).
Một bài báo khác trên tạp chí Boston College, Số Mùa Xuân 2005 (Spring 2005) , gần như thu tóm luận sử của hai cuốn sách nói trên, “Hoa Kỳ đã hổ trợ vị Tổng thống thất bại và ‘đạo đức giả’ Miền Nam Việt Nam như thế nào?” (How America Came to Back South Vietnam’s Depised and Doomed President?). [i]

Không phải ai cũng có thể chấp nhận ‘tiền đề’ luận điểm lịch sử trên đây một cách dễ dàng, và dù cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa Cộng Sản và Tư Bản đã triệt tiêu, lịch sử nhân loại đang bước qua khúc quanh tiến bộ mới, nhưng với sự xung đột quyền lợi của các siêu cường đưa tới chiến tranh vùng hoặc toàn cầu, vai trò “tôn giáo” được sử dụng như công cụ và chiêu bài vẫn không thay đổi. Một số nhà bình luận chính trị quốc tế đã ví von so sánh chính sách Hoa Kỳ đã tạo dựng Saddam Hussein tương tự như họ đã tạo dựng và ủng hộ các chế độ miền Nam trước đây, rồi đến khi thực tế chính trị không còn phù hợp với quyền lợi của mình, Hoa Kỳ đã đạp đổ các chế độ đó không thương tiếc. Nếu chúng ta đồng ý một cách giản đơn lời bình luận này, thì chiến tranh trên bình diện cụ thể là vật chất nhưng lại hóa dạng thành một cuộc xung đột văn hóa và sự tôn thờ Thượng Đế, Chúa nào chính thống, Chúa nào tài năng phép tắc hơn!?, hay Chúa của tao hơn Chúa mày! (Trên các tin tức thời sự chiến tranh ở Trung Đông hiện nay, báo chí thỉnh thoảng tường thuật vài lính Mỹ thường nói, Our God is better than your God đó sao!).

Nhưng từ thực trạng xung đột văn hóa tầm quốc tế nói trên, đồng thời chúng ta cũng nhận ra không còn vấn đề xung đột giữa hữu thần và “vô thần” (qua sự sụp đổ và biến dạng chính trị ở các quốc gia cộng sản) nữa. Vô thần, hay nói cách khác, con người không còn có niềm tin nào ngoài thế giới vật chất và lý trí không còn chỗ đứng trong sinh hoạt xã hội thực tại, dù tâm linh chỉ là một hình thức thụ động. Trong thời kỳ xung đột của Chiến Tranh Lạnh giữa Chủ nghĩa Tư Bản và Cộng Sản, ông Ngô Đình Nhu nhìn thấy rõ căn nguyên của sự mâu thuẫn giả hình đó. Ông nói, “Trong cuộc Cách Mạng Thế Giới này (tức Cộng Sản và Tư Bản –nvh), Âu Châu đã song hành “viện trợ” (ý hệ -nvh) cho các quốc gia chậm tiến. Đó là một thái độ. Một bên là thái độ của chủ nghĩa thực dân, bên kia là cộng sản. Bởi vì Âu Châu là nơi sản sinh lý thuyết chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân lại cho ra đứa con song sinh: một đứa gọi là Chủ nghĩa Thực dân, một đứa gọi là Chủ nghĩa Cộng sản.” [ii]

Từ quan điểm lịch sử đó, ông Ngô Đình Nhu muốn tiến hành đường lối chính trị thực tiễn: “Tất cả anh em chúng ta ở Á Phi phải tìm con đường thoát thứ ba, không phải là lực lượng thứ ba, không giống như Âu Châu và Chủ nghĩa Cộng sản. Làm thế nào đế thoát khỏi nó, bằng phương pháp gì, theo từ nghĩa nào? Đó mới chính là vấn đề, và để giải quyết nó chúng ta không thể bắt chước bất cứ ai, bởi chúng ta muốn phát triển một chính sách mới, dĩ nhiên chúng ta phải có phương pháp mới, và để có phương pháp mới chúng ta phải nổ lực trong lãnh vực văn hóa. Đúng vậy, vấn đề xây dựng quốc gia, xây đắp một nền dân chủ ở Châu Á là một vấn đề văn hóa.” [iii]

Đó là yếu tính chính trị giải thích được tại sao ông Nhu chống lại chính sách can thiệp quân sự trực tiếp của Hoa Kỳ. Và, để trả lời một câu hỏi về tương quan giữa Ấn Độ và Việt Nam trong vị thế “trung lập”, Ngô Đình Nhu mở rộng quan điểm chính trị của ông với vai trò của Phật Giáo trong vấn đề phát triển như sau:

“Chúng ta tự đặt một câu hỏi, có gì trong Phật Giáo có thể làm cho chúng ta tiến bộ, mà thường chỉ nghe nói đến Từ Bi (Compassion). Người dân trong các nước Phật Giáo giải thích về lý thuyết Từ Bi. Nhưng nếu chúng ta lấy Nhân Vị để đo lường Từ Bi, thường thường [chúng ta thấy rằng] [iv] Từ Bi là cơ hội để khai thác khuynh hướng của người dân làm việc từ thiện và quên mất vấn đề công lý. Công Lý phải đi trước Từ Bi, Từ Bi phải bắt đầu với công lý. Với nền công lý trong xã hội, chúng ta nhận ra rằng, chúng ta đã lo lắng thái quá với khái niệm Từ Bi trong Phật Giáo, bởi lẽ Từ Bi ấy được thai nghén trong Nhân Vị là gì? Có nghiã là chúng ta phải có công lý trước, và Từ Bi theo sau. Chúng ta không đòi hỏi phải cho người dân vật chất (nào đó –nvh) mỗi tháng một lần, xong họ về nhà thỏa mãn với lòng Từ Bi của chúng ta rồi họ chẳng quan tâm ai chết trong chính căn nhà của chúng ta nữa. Vậy là sai lầm. Từ Bi hiện hữu vì nền tảng của công lý hiện hữu.” [v]

Và lý thuyết Nhân Vị của Ngô Đình Nhu có thể tóm tắt trong khái niệm này –Con người chỉ thật sự có giá trị, nhân cách khi hắn có thể làm chủ tư hữu căn bản trong đời sống, chẳng hạn như nhà ở, ruộng vườn canh tác, công việc làm, mà ông gọi là chủ quyền tư hữu (‘private ownership’). Từ sự làm chủ tư hữu, hắn (con người) tiến tới sự tự do và độc lập với chính quyền, nên chính quyền không thể áp đặt sự độc tài chuyên chế lên hắn!

Thế nhưng, khi nói đến chế độ của ông Ngô Đình Diệm thường các sử gia đánh mất vai trò chủ đạo tư tưởng chính trị của ông Ngô Đình Nhu; cũng bởi lẽ tư tưởng chính trị này chưa có cơ hội thi triển. Trong khi ấy, để đối trị với hai nước lớn Cộng sản lớn trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, chính sách của Hoa Kỳ nửa úp nửa mở dùng “tôn giáo” (Ki-tô giáo) như một khả thể văn hóa đối đầu với chủ trương “vô thần”, vô hình chung lại đối nghịch với chủ trương chính trị của Ngô Đình Nhu. (Cần đặt ra một câu hỏi nơi đây, tại sao trong ý thuyết ông Ngô Đình Nhu không hề có ý chống báng Phật Giáo mà còn có thài độ thỏa hiệp nữa, nhưng tại sao trong thực tế ông lại đàn áp PG? Đây là đề tài sẽ được thảo luận ở bài viết khác!)

Ở đây, người viết xin nêu ra yếu tố “tôn giáo” như là “khả thể văn hóa”. Vậy, “khả thể văn hóa” đó là gì? Seth Jacobs trình bày nó qua quan điểm lịch sử của ông:

Sáng ngày mồng 2 tháng 11, 1963, hai anh em ông Diệm và Nhu bị thảm sát….
“Thế là chấm dứt 9 năm của Hoa Kỳ trong nổ lực tạo dựng cho ông Ngô Đình Diệm trở thành một vị lãnh đạo quần chúng có khả năng chống cộng đối chọi với Hồ Chí Minh ở miền Bắc. Chính quyền Eisenhower và Kennedy đã đổ vào hàng tỉ đô la cho ông Diệm với sự tin chắc rằng ông, chỉ có mình ông thôi, là đại biểu cho sự sống còn quốc gia miền Nam Việt Nam. Một lô cố vấn chính trị Mỹ đến Sài Gòn để giúp đỡ ông Diệm mọi thứ từ giao tế nhân sự đến thảo hoạch hiến pháp; cố vấn quân sự Mỹ đến huấn luyện quân đội Nam Việt Nam chống lại du kích quân cộng sản và sự đe dọa nền trung lập với uy thế của ông; báo chí luồng chính của Mỹ đã ca tụng ông Diệm là “Một Phép Lạ của Việt Nam” (báo Life) và “một người mà lịch sử ban cho như một hình ảnh vĩ đại của thế kỷ 20” (tờ New York Times). Gần cả thập niên, những nhà làm chính sách Mỹ đã kiên trì với chiến lược mà nhà báo Homer Bigart đã châm biếm là “bơi và chìm theo với Ngô Đình Diệm.” Nhưng sau tấn bi kịch mà ông Diệm thủ vai chính đã tàn, tất cả những gì mà Hoa Kỳ đã chứng minh là sự hổ trợ trong gần thập niên là danh sách phí tổn láo khoét và nền cộng hòa của Miền Nam Việt Nam càng rối loạn tệ hại hơn cả trong trong mấy tháng đầu mà chế độ non yếu được hình thành.

Trong lúc mọi hiện tượng lịch sử là đối tượng của những làn sóng xét lại và chống-xét-lại, thật là khó mà định tính chính sách “bơi và chìm theo” là gì ngoài sự thảm họa. Khi ông Diệm trở thành thủ tướng của Nam Việt Nam năm 1954, chỉ có chừng vài chục cố vấn Mỹ trong quốc gia non yếu. Thế mà vào lúc ông bị giết, nhân sự Mỹ “toàn quốc” đã lên vượt qúa con số 16 ngàn người. Pháp là quyền lực thống trị ở Việt Nam trong gần thế kỷ, từ chối thừa nhận cái gọi là một “cuộc thử nghiệm Diệm” và từ bỏ cựu thuộc địa của họ trong mấy tháng đầu khi ông Diệm nắm chính quyền, do đó, họ đổ lỗi cho Hoa Kỳ có trách nhiệm chính cho sự tô bồi làn sóng đỏ ở Đông Nam Á châu. Chế độ của ông Diệm đánh dấu giao điểm chính sách của Mỹ từ cố vấn và hổ trợ đến đồng minh trong cuộc nội chiến của người Việt. Sự cam kết với ông Diệm là điều kiện tiên quyết đưa tới kết thúc thất bại và nhục nhã của Hoa Kỳ.

Các sử gia về chiến tranh Việt Nam thường quy tội hợp đồng định mệnh này cho đặc tính chống cộng của chiến tranh lạnh Mỹ và sự nặc danh của các chính khách Sài Gòn . Tinh thần chống cộng hung dữ của ông Diệm, theo như các biện luận, đã làm cho ông ta trở thành một chiến sĩ được ủy nhiệm của thế-giới-tự-do cho chiến tranh lạnh của Mỹ ngăn chận ảnh hưởng của Nga sô và Trung Hoa bên kia phía bắc vĩ tuyến 17, đặc biệt kể từ khi Hoa Thịnh Đốn không còn quan tâm đến bất cứ một địch thủ xứng đáng nào với thủ tướng miền Nam Việt Nam. Còn theo các bản tường trình đầy thận trọng vào giữa thập niên 50 ở Sài Gòn đã có các chính khách chống cộng không chê vào đâu đuợc có thể là chọn lựa thay thế ông Diệm, mà một nhóm thảo hoạch chính sách của Tổng thống Dwight Eisenhower đã được thông tin về sự hiện diện của họ, như cựu thủ tướng Phan Huy Quát, có lúc gần như đã thay thế ông Diệm, như J. Lawton Collins, đặc sứ của Eisenhower ở Việt Nam, đã không ngừng khuyến cáo hiệu quả của sự thay thế đó. Một vài ứng viên thích hợp khác là tổng trưởng ngoại giao Trần Văn Đỗ và Tướng Nguyễn Văn Hinh. Các nhân vật này đều chống cộng và họ có nhiều kinh nghiệm chính trị hơn ông Diệm. Thế nhưng không một ai nhận được sự ủng hộ của chính quyền Eisenhower.

Hơn nữa, luận điểm cho rằng từ khởi đầu ông Diệm chứng tỏ là nhà cải cách tự do, và chỉ trở thành một người độc tài chỉ mấy tháng sau cùng thôi –là một lối tường thuật của các chính quyền Kennedy và Johnson đã truyền bá trong thời gian đầu đến giữa thập niên 1960 –là một điều sai lầm rõ rệt. Những sự lượng giá tổng hợp của các quan sát viên Mỹ trong thời gian đầu của chế độ ông Diệm đã tương đồng với phẩm chất đã mang lại sự giết hại ông trong 9 năm sau đó : kỳ thị chống lại các người không-Công-Giáo, từ chối sự chia xẻ quyền hành, sẵn sàng dùng bạo lực để đàn áp những người đối lập. Ông Diệm chẳng bao giờ muốn giả bộ trở thành bất cứ cái gì khác ngoài con người thật của ông là, ông chẳng bao giờ muốn sự đổi thay.
Những lời giải thích truyền thống về sự lao đầu với thử nghiệm ông Diệm cũng không đứng vững đối với những người đối diện với chính sách đó, lẽ ra cần phải hiểu biết khá hơn. Hiệp ước Geneva 1954 thiết lập bởi cuộc thương thảo hòa bình đa phương cho Chiến tranh Đông Dương cho phép Hoa Kỳ có hai năm để tạo dựng một ứng viên có khả năng thách thức với Hồ Chí Minh trong cuộc tổng tuyển cử toàn quốc. Tại sao Eisenhower và Tổng trưởng Ngoại giao John Foster Dulles lại chọn lựa một người Công Giáo sùng đạo trong một quốc gia có đến 90 phần trăm là Phật tử? Tại sao lại cột buộc tương lai của Mỹ ở Đông Nam Á châu vào một cá nhân có tính khí thất thường và thiếu sự mềm dẽo cần thiết để đương đầu với các vấn đề quan trọng? Và, tại sao sử gia Barbara Tuchman đã dẫn giải về những chính trị gia thông minh đã có thái độ trái ngược với lý trí và sự đỉnh ngộ cần có? Trong một buổi nói chuyện sau bữa ăn tối với các nhân viên của Bộ Ngoại Giao vào ngày 11 tháng 4, 1955, Dulles đã nêu ra lý lẽ trần truồng là, chính giá trị và niềm tin tôn giáo đã lèo lái chính sách của ông.” [vi]

Trong khi đó, tờ Đài Bắc Thời Báo (The Taipei Times) là một cơ quan ngôn luận mang màu sắc Phật Giáo, thân chính phủ Đài Loan hiện nay, rất đồng quan điểm với Seth Jacobs. Chúng ta cần biết, chính phủ Đài Loan hiện nay chống lại chính sách “một nước Trung Hoa” của Trung Cộng, khác biệt với hậu thân Quốc Dân Đảng của họ Tưởng (**) đang có khuynh hướng đi tới sự hợp tác để thống nhất một nước Trung Hoa theo chính sách của lục địa. Đây là dữ kiện mà những người làm chính trị để bảo vệ cho tinh thần Phật Giáo VN trong giai đoạn hiện tại cần tìm hiểu thêm. Dưới đây chúng tôi xin lược dịch bài điểm sách của Bradley Winterton trên mạng The Taipei Times:
“Tôn Giáo đã làm cho Mỹ kết hôn với mâu thuẫn ở Việt Nam” (Religion kept US married to Vietnam conflict.) [vii]

“Trong thập niên 1950 có ba nhà lãnh đạo Á châu nổi bật đều là tín đồ Ki-tô giáo –Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, Lý Thừa Vãn của Nam Hàn và Ngô Đình Diệm của Nam Việt Nam. Cuốn sách xuất sắc này đã nói đến câu chuyện Mỹ đã can dự sâu xa để hổ trợ cho ba nhà lãnh đạo đó như thế nào.
Nhưng trước khi nói những gì về tác giả, điều quan trọng là cần phải giải thích lý thuyết của Seth Jacobs.

Jacobs tin rằng tôn giáo đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam hơn là người ta thường nghĩ cho đến ngày nay. Á Châu đã được các nhà hoạch định chính sách ở Captitol Hill nhận thức là khu vực đã bị kiểm soát bởi những kẻ Vô thần, Cộng sản từ mệnh lệnh của thủ-phủ vô-thần Mốt-cao (Moscow).

Cộng thêm vào, bản thân người Á châu qua biểu kiến là những người thụ động, dễ dàng uốn nắn, và đa số gắn chặt với một tôn giáo –Phật Giáo, vốn khuyến khích tinh thần tiêu cực như vậy. Chính vì vậy, đối với họ, chỉ có những nhà lãnh đạo Phật Giáo thì không đủ.

Tín đồ Ki-tô, với sự kiên quyết đối đầu với vô thần dưới mọi dạng thức, do đó chỉ có những cá nhân này mới có đủ khả năng để dẫn dắt những người dân hiền lành này chống cự lại với ma quỷ từ phương bắc.
Để hổ trợ cho phân tích này, tức là chống lại quan điểm Mác-xít cho rằng mọi động lực xã hội đều xuất phát từ kinh tế, Jacobs tìm hiểu sự trao đổi ngoại giao giữa các nhà chính khách Mỹ của thập niên 1950 và các đại biểu của họ ở Đông Nam Á châu. Ông còn dựa trên các sách vở căn yếu đã tạo hình nên quan điểm công chúng Mỹ về khu vực trong thời kỳ đó. Tất cả các nguồn này đều nhấn mạnh đến khía cạnh tôn giáo trong sự tranh chấp.

Đó là quan điểm đơn thuần nghiên cứu mang tính kinh viện nhưng nó lại không hòan toàn khác biệt với hoàn cảnh ngày nay. Trong năm 2005, một lần nữa chúng ta lại thấy sự hiện diện nặng nề của Mỹ ở vùng đất xa xôi với lý do can thiệp đặt nặng trên vấn đề tôn giáo. Bush, Cheney và cả Rumsfeld đều đề cập đến quan điểm trong kinh thánh về trận chiến hoàn vũ mà họ đang can dự.

Trục Ma-qủy (Axis of Evil) chính là thừa kế của Đế quốc Ma (Evil’s Empire) quỷ dưới thời Reagan đã một dạo từng đưa tôn giáo ra chiến trường, thêm vào đó là một chuỗi sách vở được tạo nếp suy nghĩ cho chính quyền Hoa Kỳ.
Sự đồng dạng không chỉ ngừng ngang đó, Trong cuộc chiến Việt Nam, đồng minh trong sự “tự nguyện”, được thiết đặt lại lần nữa --Úc, Tân Tây Lan và chừng một tá quốc gia khác đang trở thành sự che đậy quốc tế cho sự can thiệp của Mỹ.

Một cuộc thập tự chiến chống-vô-thần đã được tuyên xưng –một từ ngữ đã từng được dùng trong những ngày qua –và toàn thể dự án được biểu hiện dưới lá cờ “nô lệ đối nghịch với tự do”. Song hành với ngày hôm nay, nói cách khác là, sự phù hợp đáng kinh sợ.

Ban đầu cuốn sách tập hợp được quan niệm chung của người Mỹ để hỗ trợ cho hành động ở Đông Nam Á với, Xin cứu chúng tôi ra khỏi sự dữ (hay “ma quỷ”) (Deliver Us from Evil) của Tom Dooley, được Jacobs coi như là một “đòn tuyên truyền thật thông minh cho Chiến Tranh Lạnh, trong đó kẻ thù cộng sản được coi như là ma quỷ, Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam là hiện thân của đức lý.”

Dooley là một y sĩ, kẻ đã chứng kiến “Con đường đi tìm Tự do” của làn sóng người tị nạn từ miền Bắc Việt Nam bị kềm kẹp dưới chế độ Cộng sản di cư vào Nam trong các năm 1954 và 1955. Kể lại những câu chuyện hung bạo là nét đặc biệt của ông, đáng kể nhất là các tu sĩ Công Giáo với những chiếc đinh đóng vào sọ đầu bắt chước như vòng gai của Chúa Giê-su. Những vết thương mưng mủ của các người Việt tị nạn, mặc dù đã được diễn tả sinh động, càng làm ra vẻ cho ghê gớm thêm lên.

"Xin cứu chúng tôi ra khỏi sự dữ" được Jacobs mô tả là mang “tính kỳ thị, thiếu sự tinh tế, nhận thức khô khan so với tính phức hợp của lịch sử và chính trị Việt Nam.” Thế mà, những kẻ quyền lực ở Hoa Thịnh Đốn đều đọc nó, và xem chừng một số lượng rộng rãi công chúng Mỹ cũng đọc nó luôn.
Sự thật thì Dooley là một anh chàng đồng tính luyến ái, bị sa thải ra khỏi quân đội vì lý do kỹ luật, dù vậy ông không bị mối nhục với công chúng vì được che đậy, chỉ đề cập qua loa, rồi bưng bít luôn. Dooley đã trở thành một kẻ quá hữu dụng cho công cụ tuyên truyền để những sự thật nói trên được phép công khai hóa.

Cuốn tiểu thuyết "Người Mỹ trầm lặng" (The Quiet American) của Graham Greene là sự kiện hoàn toàn trái ngược. Được đánh giá cao ở Âu Châu, nó lại bị báo chí Mỹ chỉ trích. Còn gì hơn nữa, khi cuốn sách được làm phim và chiếm giải Oscar với đạo diễn Joseph Mankiewiccz, toàn bộ cuốn sách đã bị đảo ngược, và người Mỹ bị chế nhạo là Pyle, trở thành một kẻ anh hùng còn trắng-hơn-người-da-trắng nữa.

Thái độ tương phản giữa người Âu và người Mỹ còn biểu thị song song với các biến cố mới đây nữa.

Một đề tài khác trong kỷ nguyên này ở Mỹ là người ta sợ Mỹ quá mềm mỏng để đối đầu với làn sóng Đỏ. Cuốn sách đáng thuyết phục nhất cho tinh thần đó là, Người Mỹ xấu xí (The Ugly American) của Lederer và Burdick, cũng đã được tác giả phân tích rộng trong cuốn sách này.

Chính trị Việt Nam, luôn luôn là sự phức tạp như các kẻ đã can dự vào hai phía bắc và nam, chẳng hạn có đến bốn tôn giáo khác biệt, cũng như thái độ khác biệt giữa người Pháp và Mỹ (là hai kẻ ở ngoài đến hành hạ khu vực này), đồng thời được diễn tả ở đây một cách sáng sủa khác thường. Đó là lối văn mang tính sâu sắc đặc biệt và đầy thuyết phục của Jacobs, trong khi ở vài chỗ thì vượt quá những điều rối rắm của hoàn cảnh cụ thể.

Và, Việt Nam là nơi chốn đầy tính phức hợp. Trong Thế Chiến II, chẳng hạn, Mỹ từng hỗ trợ cho Hồ Chí Minh, cũng giống như sau này họ hỗ trợ Saddam Hussein ở Iraq. Lần này chỉ vì Hồ đang chống lại Nhật, kẻ đuợc phép đóng quân ở Việt Nam vì chính phủ thân-Quốc-Xã của Vichy Pháp.

Lần nữa, Ngô Đình Diệm phải chiến đấu chống lại nhiều đối thủ, kể cả Cộng sản, hầu mong nhận được sự hỗ trợ của Mỹ.
Rồi ông ta bị ám sát vào tháng 11, 1963 trong vùng Chợ Lớn của Trung Hoa ở Sài Gòn dưới nanh vuốt của nhóm tướng lãnh âm mưu. Sự cai trị của ông ta được coi là tàn bạo, thay vì biệt danh là anh hùng được ban phát từ Hoa Thịnh Đốn –là “người mang phép lạ của Á châu”, hay “Churchill của Châu Á” và vân vân.

Cũng như Tưởng Giới Thạch, cuốn sách này mang lại nhiều điểm thú vị để biết vì sao ông ta trở nên thân thiết trong trái tim của những người Mỹ, và thí dụ tại sao, ông ta đã xuất hiện đến 10 lần ngoài trang bìa của báo Time, nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào khác.
Đây là cuốn sách hay. Tác giả nói rằng, nghiên cứu về lý do Mỹ đã can dự như thế nào ở Việt Nam trở thành một thứ “kỹ nghệ học thuật rẻ tiền” (a virtual academic cottage industry (?), nhưng dù vậy, ông vẫn tiến hành vì ông tin tưởng từ một góc nhìn mới sẽ tạo ra nhiều-thảo-luận và nhiều-tranh-luận hơn.

Chẳng hạn như các gương mặt của Tổng thống Eisenhower và John Foster Dulles được mang ra bằng những phân tích mới, phần lớn cuốn sách đề cập quan điểm tôn giáo đuợc họ dùng như quan điểm của chính sách ngoại giao.
Kết luận không thể tránh được mà quý vị có sau khi đọc thì đây là cuốn sách rất thú vị để thấy rằng trong khi thế giới đã có rất nhiều điều thay đổi, thì một vài điều chẳng hề đổi thay chút nào cả.”

Lời kết của tôi:

Do Thái là một chủng tộc độc đáo nhất thế giới. Qua chiều dài lịch sử, họ đã chịu nhiều sự đau khổ, chà đạp của chủng tộc khác. Thế mà họ cứ vươn lên không chịu cúi đầu cam chịu số phận. Ngày nay, cái gì đứng vào hàng đầu thế giới cũng có thể là người Do Thái: giàu có, đại tư bản, những khoa học gia sáng chế bom nguyên tử nhưng cũng có những nhà từ thiện lừng danh. Có những Do Thái chống cộng nhưng cũng có những tay tổ cộng sản thế giới xuất thân là Do Thái. Trong chiến tranh Việt Nam hẳn nhiên là có rất nhiều nhân vật Do Thái ủng hộ chế độ Hà Nội, và có nhiều nhà bình luận chính trị đã từng chứng minh chính Do Thái đã bán đứng miền Nam Việt Nam. Cho nên, chúng ta không cần thắc mắc tại sao có một giáo sư sử học danh tiếng như Seth Jacobs, dù không công khai bênh vực chế độ Hà Nội, nhưng hệ luận lịch sử mà ông đưa ra dù được chứng thực bằng chiều dài thời gian, xem chừng ông “không có cảm tình” với các chế độ ở miền Nam Việt Nam. Không phải vì Seth Jacobs đứng trên quan điểm “vô thần” hay tự-do-không-tôn-giáo, nhưng từ lý do tiềm tàng sâu xa khác… Tối hôm qua, trước khi ngồi vào bàn để kiểm soát lại những sai sót của bài viết này, tôi được xem chương trình “hài hước” do Bill Maher điều khiển mà tôi rất ngưỡng mộ. Sau khi mở đầu những lời “cò mồi” cho ba vị khách (một bà hai ông) được mời tham dự chương trình –lần này chĩa mũi dùi vào chính sách chiến tranh của Tổng thống Bush ở Iraq, có một nhân vật (xin lỗi tôi đã quên tên) nộ khí xung thiên mở đầu tấn công Đảng Cộng Hòa bằng những câu nói thẳng thừng như sau: “Bọn Cộng Hòa là một lũ lưu manh. Cứ xem anh chàng Thượng Nghị Sĩ John McCain thì biết. Y là một kẻ từng bị nếm mùi tra tấn trong 5 năm ở nhà tù (Hỏa Lò của Bác Hồ! –nvh), thế mà giờ đây y lại bỏ phiếu thuận cho tên Karl Rove (lại cũng là Do Thái –neocon !) cố vấn cho Rumsfeld cho phép Mỹ tự do tra tấn tù nhân ở Iraq và Guantanamo, Cuba. Republicans? Dick, Rumsfeld, Bush? -They’re shit cowards!”. Vậy, chúng ta chẳng ngạc nhiên khi có “mấy cái đầu” Do Thái khuyến khích Tổng thống Bush đi Hà Nội dự Hội Nghị APEC trong tháng 11 tới đây; chẳng phải vì Do Thái thương yêu chế độ Bắc Việt, nhưng Do Thái đang mất ăn mất ngủ chỉ vì anh Ba-Lý-tài đang thu về một số tiền khổng lồ bán vũ khí cho các khối Ả Rập, Palestine, trong đó có thể có những thứ mà một anh trong ‘Axis-of-Evil’ là Bắc Hàn thủ đắc. Dĩ nhiên, lịch sử có rất nhiều điều vẫn không hề thay đổi!. (viết thêm 31.10.06)

Nguyễn Văn Hóa
Chiều thứ Bảy 28.10.2006

Chú thích:

[i] -How America Came to Back South Vietnam’s Depised and Doomed President by Sethh Jacobs –nguồn:
http://bcm.bc.edu/issues/spring_2005/features.html

[ii] (“In this world Revolution, Europe advocates mutual aid to underdeveloped countries, It is an attitude. The other European attitude of colonialism is the communist attitude. Because Europe ie the place which gives birth to the theory of individualism. Individualism gives birth to 2 twins: one is called Colonialism and the other Communism.”)
Why We Must Defend The Existing Regime, Ngô Đình Nhu thuyết trình tại Phòng Tiếp tân Bộ Thông Tin và Thanh Niên ngày 15/11/1957 | Tài liệu của Cơ quan RAND, bản dịch sang tiếng Anh từ băng thu giọng nói của ông Nhu.

[iii] (“All our brothers in Asia and Africa are looking for a third way out, but not a third force, unlike Europe and Communism. How this way out can be paved, by what method, according to what norms? That is the problem can be raised, and in solving it we cannot imitate anybody, because if we want to develop a new policy, we must naturally have new methods, and to have new methods we must make effort in the cultural field. Thus, the problem of antional construction, of building democracy in Asia become a cultural problem.”) --dẫn như trên--

[iv] Những cụm chữ đặt trong ngoặc [ ] là chú thích riêng của người dịch (do một nhóm dịch, không thấy đề tên người dịch)

[v] (“People in all other Buddhist countries explian the theory of Compassion. But if we use Nhân Vị to measure Tu Bi, very often /we find that/ Từ Bi is an opportunity for exploiting the mind /inclination/ of the people who make charity and forget to do justice. Justice must go ahead of Từ Bi, Từ Bi must begin with justice first. With justice in society, we realize that we worry over taking from Buddhism the conception of Từ Bi, bút that Từ Bi if conceived according to our Nhân Vị is what? It meant that we must have justice first, and Từ Bi next; it does not require that we give people things, once a month and then com home satisfied with our Từ Bi, with no regard to who is dead in our own house, That is a mistake. Từ Bi exists because the foudation of justice exists.” --dẫn như trên (3)--

[vi] How America Came to Back South Vietnam’s Depised and Doomed President by Sethh Jacobs –nguồn:
http://bcm.bc.edu/issues/spring_2005/features.html
(dẫn từ paragraph 2, page 2 đến… end of paragraph 3, page 3)

[vii] Religion kept US married to Vietnam conflict, by Bradley Winterton, báo The Taipei Times số Sunday, Mar 06, 2005, trang 18. Nguồn từ mạng taipeitimes.com:
http://www.taipeitimes.com/News/feat/archives/2005/03/06/2003225763

(**) Theo nhà biên khảo sử Trần Đông Phong, Tưởng Giới Thạch không phải là người của Quốc Dân Đảng. Ông ta ở trong tổ chức “đen” có tên Nam Y –một tổ chức Mafia kiểu Tàu!

© copyright giaodiem.us | 2006

Bàn Về Mấy “Sơ Xảo Tính” Trong Cuốn “Tự Do Và Đạo Lý”

Vài lời xin thưa với tác giả, quý độc giả và các bậc trí giả:

Bài này được viết cách nay đã 15 năm rồi (1994), nhân sau một buổi chiều đi nghe ra mắt sách ‘Tự Do và Đạo Lý’ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose. Vào thời gian ấy, tôi đang sống ở căn nhà lụp xụp, lạnh lẽo trên một ngọn đồi ‘gió hú’ –gió lồng lộng quanh năm, bên kia là vịnh Rodeo, bên này là vùng San Pablo (phía đông bắc thành phố San Francisco). Vì tò mò, tôi phải lái xe hơn một tiếng về San Jose để được tham dự buổi ra mắt sách hôm ấy.
Bài viết sau đó được đồng đăng trên các tuần báo Chánh Đạo của ông Ngô Văn Bằng, và nhật báo Thời Báo của ông Vũ Bình Nghi (cả hai đều phát hành ở San Jose). Rất tiếc sau đó, tôi không nhận được ‘phản hồi’ từ tác giả để có dịp học hỏi thêm.
Vào giữa năm 2005, luật sư Nguyễn Tâm ở San Jose, nhằm trong dịp ‘chỉ trích’ tác giả Nguyễn hữu Liêm về những hoạt động “phục vụ cho chế độ Hà Nội”, Nguyễn Tâm gửi email đề nghị xin tôi được đăng lại bài viết này trên Nhật báo (và website) Saigon-USA của ông; tuy nhiên, tôi đã xin lỗi và tế nhị ‘từ chối’ vì nghĩ rằng bài viết đã quá lâu.
Thời gian qua mau, thế rồi vào giữa trung tuần tháng 4/2009 vừa qua, lúc ấy tôi đang còn ở khu mobilehome Balihi ở Santa Ana –đang ngủ trưa bỗng giật mình vì chuông điện thoại reo. Đầu giây nói bên kia là ông Thân Trọng Mẫn mời tôi ra quán cà phê (tôi quên tên) gần bên nhà hàng Royal của Santa Ana, nói là có hai vợ chồng ông Nguyễn Hữu Liêm và nhà sư Đỗ Thuận Khiêm mời uống cà phê và đang ngồi chờ. Thật lòng, tôi không muốn đi, lại nhớ tới cuộc hẹn sẽ đi nghe ông Mai Thanh Truyết thuyết trình đề tài gì đó về ‘họa Trung quốc’ ở chùa Điều Ngự. Nhưng, sau một thoáng ‘chợt nghĩ xa’, tôi quyết định và vội vã thay quần áo đi ra chỗ hẹn. Tôi vội vã đến độ (xin lỗi quý vị) vì đúng vào lúc ấy mắc đi cầu mà phải chùi đít qua quýt rồi chạy ra xe vì sợ trể nãi cả hai chuyện trong buổi chiều. Gặp lại một số người quen cũ như hai vợ chồng ông Liêm, ông Mẫn, ông Hùng…và một số người quen mới (nghe giới thiệu là có vài anh chị đang làm tạp chí về Thơ, và mạng lưới ‘da mầu’). Không khí tẻ nhạt, vài câu chuyện nhạt nhẽo, thi thoảng có vài câu nói 'ba trợn' của sư Thuận Khiêm chen vào –nhưng vì lịch sự, tôi cố ngồi nán lại. Trước khi tôi chuẩn bị lên tiếng sắp từ giã, Nguyễn Hữu Liêm quay qua tôi, đề nghị “Ông H. nổi lên làm loạn đi ông!” Tôi chưa kịp nghĩ ra hết ý nghĩa của chữ “làm loạn” theo miệng ông Liêm, nhưng vẫn nhanh miệng trả lời, “Có chứ, nhưng tôi cần về nhà ngủ thêm một giấc cho tỉnh táo, rồi mới có thể làm loạn được.” Mọi người ngồi quanh bật cười. Nói vừa dứt câu, tôi đứng lên từ giã mọi người, ra về. Dù vậy, tôi tiếc vì ngồi càphê quá thời gian dự định đã trể giờ đi nghe buổi thuyết trình của Mai Thanh Truyết mất rồi.
Bây giờ tôi đang trở về chốn cũ ở San Jose, lục tìm lại được bài viết cũ, mừng quá ngồi đánh máy lại bài viết (bản thảo cũ ngày trước, tôi đánh trên bàn máy chữ không có dấu) để nhanh chóng post lên mạng Hội Tụ như một lời đáp từ “làm loạn” của ông Liêm cho thêm phần vui nhộn trong những ngày vào thu.
Trong bản đánh computer lần này - dù đã cách 15 năm, nên ngoài một vài sửa chữa nhỏ về chính tả - thêm vài chữ mới, nội dung bảo đảm tôn trọng giữ đúng như bản cũ đã gởi cho các báo Chánh Đạo và Thời Báo năm 1994.


nguyễn văn hóa
Tuesday, September 29, 2009
_________________________________________________________________________
Bàn Về Mấy “Sơ Xảo Tính” Trong Cuốn “Tự Do Và Đạo Lý” của tác giả Nguyễn Hữu Liêm (Nhà xuất bản Biển Mới, ấn bản 1993) Nhân Một Buổi Ra Mắt Sách
Nguyễn Văn Hóa

1. Sơ-Xảo-Tính qua không gian buổi ra mắt sách:

2 giờ chiều chủ nhật 21/8/1994, Ban tổ chức của Trường Phật Học Lý Trần đã tổ chức phối hợp ra mắt sách triết học của Phạm Công Thiện (giáo sư, tác giả nhiều sách Triết) và của tác giả Nguyễn Hữu Liêm (luật sư).

Về quá trình sáng tác triết học của Phạm Công Thiện thì không ai xa lạ gì, cho nên đã thúc đẩy trên ba mươi tham dự tại quán cà-phê Sao Đêm thành phố San Jose, trong đó có tôi. Người tổ chức (tiến sĩ Lý Khôi Việt *) trong phần mở đầu giới thiệu tác phẩm “Triết Học Phật Giáo” của Phạm Công Thiện, đã dùng danh từ quá ‘đao to búa lớn’ như…Phạm Công Thiện là một đại triết gia rất có thẩm quyền về triết Tây và triết Đông. Trong lời phát biểu sau đó, ông Phạm Công Thiện đã phủ nhận lối tâng bốc không cần thiết nầy. Lẽ ra, với sự thúc giục của người tổ chức, ông Phạm Công Thiện phải ‘thao thao bất tuyệt’ về Triết học phương Đông; nhưng ngược lại, ông chỉ đề cập vắn tắt về một câu thần chú của Mật Tông Tây Tạng: Um Mani Bát Mê Hồng!. Tiếp theo sau đó, ông trình bày 21 bước tu chứng theo phương pháp của Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng. Ông Phạm Công Thiện đã diễn giải các vấn đề nầy thro lối thông thường, dễ hiểu. Có lẽ đó là chủ ý của ông, vì không gian của buổi ra mắt sách không phải là nơi để giảng dạy hay tranh luận triết học.

Sau phần trình bày của Phạm Công Thiện, ông Vũ thế Ngọc (học giả?) phụ chú thêm về kinh nghiệm bản thân câu thần chú Mật Tông trên. Ông kể trong một buổi đi du sát ngoài biển Santa Barbara, ông và một số sinh viên khác sau một hồi đọc câu thần chú trên đã chứng kiến một đàn cá voi tìm đến và bơi chung quanh chiếc thuyền của họ. Ông Ngọc lý giải: Khi mọi người xướng lên câu thần chú “Um….” Đã tạo ra một làn sóng siêu âm (ultrasound waves) đã triệu tập được đàn cá voi tìm đến. Ở đây ông Vũ thế Ngọc đã dẫm chân vào lãnh vực kỹ thuật điện tử mà có lẽ ông mơ hồ.

Giọng nói, xướng âm, hát của một người dù có cường độ âm thanh (decibel level) nào đó - ở một mức quá nhỏ, không thể nào tạo ra một làn sóng siêu âm được. Muốn tạo được một làn sóng ‘siêu âm’, phải cần có một dụng cụ điện tử đặc biệt phát ra một cường độ mạnh tới hàng triệu decibel. Kỹ thuật để tạo ra ‘Ultrasound’ là kỹ thuật ‘hợp lực, cô kết’ cường độ âm thanh hội tụ thành một ‘tụ điểm’ âm thanh mạnh nhất. Nó tương tự như kỹ thuật ‘Ultra-violet lights’ trong tia sáng laser. Âm độ của giọng xướng câu chú không thể nào tạo ra Ultrasound được (dù cho trên tàu tập hợp cả hàng trăm người.) Người ta có thể tin nghiệm chứng của ông Ngọc là có thật –nhưng ở đây, có thể ông đã lầm giữa cá Voi và cá Heo. Ở đầu con cá Heo vốn có một bộ phận tiếp âm (antenna) có thể bắt được những âm thanh với cường độ decibel nhỏ như tiếng huýt gió, chẳng hạn. Nhưng, muốn đàn cá Heo thuần thục với âm thanh này để tìm đến điểm xuất phát, phải có sự luyện tập lâu dài.

Đó chỉ là chuyện nhỏ, vấn đề đặt ra ở đây là ông Vũ thế Ngọc đã làm lệch lạc ý nghĩa của câu thần chú, và với nội dung ông Phạm công Thiện trình bày. Xướng câu chú “Um….” chỉ là một phương pháp tu Thiền, câu chú chỉ là phương tiện giúp người “tu thiền” bước ra khỏi thực tại trong một không-thời-gian nào đó –trở về với trạng thái ‘Không’. Nói gọn là “thoát ra” (nội-ngoại-tại), giữ tâm tĩnh lặng. Đề cập về tính-khoa-học của câu thần chú ấy ở đây đã trở nên lạc điệu…

Người tới tham dự bắt đầu cảm nhận ‘hơi hướm’ của sự lố bịch… Và, sự lố bịch đã kéo dài ra, mở rộng thêm sau khi ‘người tổ chức’ đã tự ý so sánh: Nếu ‘Phạm công Thiện là đại triết-gia Đông phương’ thì ông ‘Nguyễn hữu Liêm là đại triết-gia Tây phương có thẩm quyền’ (qua tác phẩm “Tự Do và Đạo Lý”.) ‘Người tổ chức’ có vẻ như muốn tạo ra sự kích động nhằm lôi kéo sự tranh luận giữa ‘hai đại triết-gia’ này. Song, ông Phạm công Thiện vốn là kẻ lão luyện, từng trãi trong giới giang hồ văn nghệ đã chủ động được hoàn cảnh để tự tuyên bố chấm dứt buổi ra mắt sách đúng lúc, sau khi đưa ra vài ý kiến trịch thượng của một ‘bậc Thầy’ sau phần phát biểu và nêu vấn đề “Triết lý đi về đâu” (?) của ông Nguyễn hữu Liêm.

‘Người tổ chức’, sau rốt đã tạo thêm một sự lố bịch khủng khiếp (khác) khi cho rằng cuốn sách “Tự Do và Đạo Lý” chỉ dành cho trình độ của các tiến sĩ triết học, tiến sĩ luật học…đọc. Tôi xin miễn phê phán về lói phát biểu này, để dành cho quý thính giả tham dự. Đến đây, các người tham dự đã nhận thức được rằng –sự có mặt của ông Phạm công Thiện cũng như cuốn sách góp mặt của ông chỉ là ‘công cụ, bàn đạp’ nhằm đề cao tuyệt đối luật sư Nguyễn hữu Liêm và cuốn sách (Tự Do và Đạo Lý) của ông mà thôi.

Nêu ra các yếu tố lố bịch trên để xác định động cơ tôi viết bài này.
Về cuốn sách của ông Phạm công Thiện, tôi xin khất lại vào dịp khác. Ở đây, tôi chỉ bàn về cuốn sách “Tự Do và Đạo Lý” mà tôi gọi là ‘những sơ-xảo-tính’, thể hiện qua cách ra mắt sách là “sơ-xảo-tính” thứ nhất.

2. Sơ-xảo-tính trong lối khai mở khái niệm triết học của “Tự Do và Đạo Lý”:

Ai cũng biết, Đức ngữ là ngôn ngữ của ‘triết’, vì Đức quốc là quốc gia sản sinh nhiều nhà triết học lừng danh nhất. Ngôn ngữ -tự nó không phải là ngôn-ngữ-mang-tính-triết-học hay không. Triết gia mới là chủ thể sáng tạo, khai mở, phong phú hóa khái niệm triết học qua phương tiện ngôn ngữ. Phương tiện như chiếc đò qua sông. Phương tiện không phải là xác tín để đạt tới chân lý (Chân lý ở đây được hiểu như là ‘Ý nghĩa của triết học’).
Lão Tử nói : “Đa ngôn số cùng, bất như thử trung”
Theo ý này, Lão Tử coi ‘lời nói’ chỉ là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện. Cho nên nói ít thôi, hoặc nhiều khi không nói (là một cách nói khác) mà vẫn đạt tới chân lý.

Trong Cổ Học tinh hoa, có nói: “Máy móc tức là cơ giới. Kẻ có máy móc tức có cơ giới. Kẻ có cơ giới tức có cơ trị. Kẻ có cơ trị tức có cơ Tâm. Ta đây không phải không biết máy ấy, chỉ vì xấu hổ không dùng mà thôi.” Cho nên, trong tinh thần Đông phương –từ chối một phương tiện, có khi là sự lựa chọn của bậc minh triết.

Có lẽ do một nô-lệ-tính thường tình, tác giả Nguyễn hữu Liêm đã coi Đức ngữ như một phương tiện thời thượng, xác tín cho trình độ nghiên cứu triết học của mình, nên tác giả đã dùng Đức ngữ để trình bày tư tưởng của Hegel, trong khi tác giả lại sở trường và xuất thân từ môi trường giáo dục Anh ngữ.

Trích dịch về lời mở đầu của Hegel trong Rechtsphilosophie (“Philosophy of Right”), tác giả viết: “Cái gì đứng ở giữa trí năng như là một năng lực ý thức của Đạo lý đối với trí năng như là hiện hữu thực tại, cái gì phân biệt giữa hai phạm trù trên là choàng giây xích của thể tính trừu tượng hay cái gì khác vốn chưa được thoát ly ra khỏi chính nó để trở thành khái niệm..” Nguyên văn mà tác giả đã ‘trích dịch’ : Was zwichen der Vernunft als selbstbewufften Geist und der vernunft von dieser scheidet und in ihr nich die Befriedigung finden lafft, ist die Fessel irgend eines Abstraktums, das nicht zum Birgriffe befreit ist..” Tôi không đọc được tiếng Đức nhưng vẫn phải lập lại ở đây để người đọc nắm đươc ý nguyên nghĩa. Thực ra, Rechtspjilosophie đã được nhiều nhà nghiên cứu triết học Mỹ dịch ra Anh ngữ. Tôi xin đơn cử đoạn văn trên đã được T.M. Konox trong “The Philosophy of Right” (nhà xuất bản Oxford University Press – được The Great Western Books in lại năm 1953) dịch như sau: “What lies between reason as self-sonscious mind and reason as an actual world before our eyes, what separates the former from the latter and prevents it from finding satisfactrion in the latter, is the fetter of some abstraction or other which has not been liberated [and so transformed] into the concept..” Hiểu một cách dễ hiểu là, “Cái gì nằm giữa trí-năng-như-là-tự-thức và trí-năng-như-là thế-giới-thực-tại trước mắt chúng ta, cái gì phân chia giữa hai trí năng trên, hay ngăn trở nó từ sự tìm kiếm biện giãi trí năng-như-là-thế-giới-thực-tại, chính là sợi xích trói buộc của thế giới trừu tượng hay cái gì khác đi nữa. Điều đó vẫn chưa thoát [hay chuyển hóa] được để trở thành khái niệm..” Trí năng như là thế-giới-thực-tại –theo Hegel, là một Hiện Hữu Tuyệt Đối (Nhà nước hay pháp quyền, chẳng hạn là một hiện-hữu-tuyệt-đối.) Cái gì của thực tại hiện hữu đều có lý. Đã có lý tất phải có khái niệm. Đây không phải là ‘tiền đề của vấn nạn tư tưởng quan trọng’ trong logic Hegel (theo tác giả Nguyễn hữu Liêm.) Suy tưởng này chỉ là diễn giải cho tiền đề “Cái gì hữu lý là thực tại, cái gì thự tại thì hữu lý’ (What is rational is actual, what is actual is rational). Lý luận này nhằm biện giải cho sự khai mở các khái niệm triết học về Pháp lý, và theo Hegel, để hiểu “cái gì” (what is), chính là nhiệm vụ của triết học (tôi nhấn mạnh!). Nhưng, rất khiêm tốn –trong phần mở đề của “Phylosophy of Right”, Hegel nói rằng: “Cuốn sách này chỉ là bao gồm khoa học về nhà nước, chẳng có gì khác hơn là sự cố sức để nhận thức và mô tả rằng nhà nước là cái thuộc về lý trí cố hữu..” (*)

Tác giả Nguyễn hữu Liêm đã diễn giải “trí năng như là một năng lực của ý thức Đạo lý” (‘reason as self-conscious mind’) là đi quá xa và áp đặt một phạm trù ‘khác’ vào suy tưởng của Hegel, có lẽ vì tác giả hiểu “conscious” là ‘Đạo Lý’. Mặt khác, hiểu “What separates the former from the latter” như “hai phạm trù” là hiểu lệch khái niệm của Hegel. Bởi, đã là phạm trù (khái niệm triết học: “Category’) là đã có sự phân chia!.

Mặc dầu chỉ là phần mở đầu của Chương Một, nhưng chúng ta có thể tìm gặp tác giả đã cố gắng một cách méo mó để phối hợp ‘ý niệm Tự Do’ (Hegel) và ‘Đạo Lý’ (Lão Tử), là bản chất của cuốn sách từ đầu tới cuối.

Trong phần ‘Phụ chú’ (trang 668), tác giả Nguyễn hữu Liêm cho rằng “một số nhỏ trí thức Việt Nam ở Pháp và Hoa Kỳ chỉ trích Hegel dựa theo luận điệu của Schopenhauer hay Popper vốn chỉ được trích dẫn từ các nguồn tài liệu phổ thông (‘secondary sources’). Ý tác giả nói họ không đọc nỗi từ nguyên bản (hoặc chỉ biết phê bình qua sự phê bình của người khác). Chỗ khác, tác giả cho rằng nói đến triết học Hegel bằng “tam thể luận” (‘triad’) là chưa hề đọc Hegel, chỉ khoe cái dốt của mình (NH. Liêm mượcn lời của Allan W. Wood, trang 668).

Dĩ nhiên, khi nghiên cứu về Hegel, người ta không chỉ đọc “Philosophy of Right”, “Philosophy of History”. Tác phẩm quan trọng đầu tiên của Hegel là “Hiện Tượng Luận Về Tinh Thần” (The Phenomenology of Spririt, 1807) –ông đã trình bày một cách chặt chẻ về lý luận biện chứng –‘Mâu thuẫn là động cơ của tư tưởng’ (La Contradiction est le moteur de la Penseé). Tư tưởng không là một dạng tĩnh, mà được tạo dựng bởi mâu thuẫn theo trật tự ‘tiền đề, phản đề và tổng hợp đề’. Ở đây, tôi không muốn đi sâu vào vấn đề này, chỉ nêu ra như một trưng dẫn để nhắc nhở tác giả -muốn hiểu Hegel không thể không bước qua ‘Syllogism’ trong “Hiện Tượng Luận Về Tinh Thần”. Sự lòe bịp về tri thức và tự cho mình là một trong số ít người hiểu Hegel rốt ráo nhất, tôi gọi đó là “sơ-xảo-tính” thứ hai của “Tự Do và Đạo Lý”.

3. Sơ-xảo-tính trong lối áp đặt từ ngữ triết học:

Như tôi đã đề cập ở trên, ngôn ngữ chỉ là phương tiện để diễn đạt về ý niệm triết học và là phương-tiện-có-giới-hạn. Nếu lý trí là một hiện hữu thường hằng, thì lý trí có trước ngôn ngữ, và triết học chỉ xuất hiện khi lý trí đã được hệ thống hóa qua ngôn ngữ. ‘Sơ-tính’ (simplicity) của lý trí là nguyên ngôn –logos, nền tảng khải đạo của triết học Tây phương. Hegel là người đầu tiên đã đào sâu quá trình lý tính nội tại (nguyên ngôn của lịch sử triết học), nhưng ông không phải là người duy nhất.

Từ ngữ -tự nó không mang một ý nghĩa triết học, nếu nó là một áp đặt đi ra ngoài trí năng. Trong “Tự Do và Đạo Lý”, chúng ta bắt gặp đầu những áp đặt như vậy. Thí dụ, chữ “tính”. ‘Tính’ trong triết học mang một tính chất của ý niệm phổ quát. Không phải trong mọi trường hợp, sử dụng ‘tính’ là có thể biến thái khái niệm danh từ trở thành triết-ngữ. Thí dụ (ở trang 41), tác giả dùng đến 8 (tám) lần chữ ‘tính’ cho mỗi khái niệm như: ‘trừu tượng tính, đại thể tính, thường-bất-biến-tính, v.v… thực chất là sự phô trương về lối hành văn triết học. Triết lý là một nghệ thuật về cách đặt vấn đề, suy diễn và giải quyết vấn đề để chinh phục đối tượng khách thể, chứ không phải là làm cho nó khó hiểu. Trong khoảng hơn 600 trang sách, tác giả đã sử dụng hàng ngàn chữ ‘tính’ làm tiếp-hậu-từ, và lập đi lập lại các từ ngữ như: ‘năng động’ và ‘năng thức’ một cách rất vô nghĩa. Tôi thí dụ: “Từ năng thức của ý niệm tự do, ý lực bản ngã đi từ thường hằng, vô biệt, từ đại ngã chuyển hóa qua tiểu ngã thường phân…” (trang 40). Những ai chưa đọc nguyên bản “Philosophy of Right” trong Phần Một –Abstract Right, sẽ không hiểu tác giả muốn nói cái gì, mặc dầu đó chỉ là những khái niệm rất đơn sơ!

Về chữ “moment”, tác giả NHL đã dịch khi thì “thời quán” (đa số trường hợp, nhưng có khi dịch là “thời tính”). Thật ra, dùng “thời tính” chính xác hơn, nhưng có lẽ vì không muốn ‘mang tiếng’ là dùng từ ‘từ gốc’ của Hegel, nên muốn nói khác đi. Song, nếu tác giả dịch ‘moment’ là “thường quán”, sẽ làm người đọc hiểu lầm là tác giả muốn nói về khái niệm “moment of inertia”. Tôi xin nêu ra thí dụ: “Đối với cá thể thì cả hai phạm trù ý thức ( Đạo lý và Vị kỷ) cũng chỉ là thời quán mang bản chất trừu tượng” (trang 43). Về khái niệm “Universality”, tác giả đã dùng khi thì “nguyên thể tính, đại thể tính, thường-bất-biến-tính” (trang 197), có khi trở thành “nguyên thể khách quan” (trang 199). Có thể vì giới hạn của ngôn ngữ Việt trên mặt lý luận, nên mỗi trường hợp, người ta dịch một cách khác nhau. Nhưng, trong ‘trường hợp của tác giả NHL’ đã dùng không chính xác về khái niệm triết học.

Ở một chỗ khác, khái niệm “lý tính phổ quát” (‘universal rationality’) được tác giả sử dụng là “giá trị lý trí” trong câu văn : “…Hành động có ý thức là lấy giá trị lý trí làm căn bản” đã làm cho khái niệm cụm chữ trở nên rất tầm thường.

Trên đây là vài thí dụ phổ biến trong cách áp đặt từ ngữ qua khái niệm triết lấy từ Hegel nhan nhãn trong sách “Tự Do và Đạo Lý”. Trong dịp tới, tôi sẽ đọc lại và đào sâu từng chương một ( ** ).

4. Sơ-xảo-tính về sắp xếp nội dung trong “Tự Do và Đạo Lý”

Trong “Philosophy of Right của Hegel có ba phần chính (3 Parts), không kể Phần Dẫn Nhập (Introduction), Khai Bút (Preface), và Phần Bổ Sung (Addition).

--Phần đầu là Pháp Lý Trừu Tượng (Abstract Right), có ba phân đoạn bàn về Tài Sản, Khế Ước, Vi Phạm. Trong hai phân đoạn Tài Sản và Vi Phạm, Hegel còn chia ra các tiểu đoạn như: Chiếm hữu Tài sản, Gian lận, Hình sự v.v…

--Phần hai là Đạo Đức (Morality), có ba phân đoạn bàn về Tôn Chỉ và Trách nhiệm, Thiện Tính và Lương Tri..

--Phần ba là Đạo Lý Xã Hội (Ethical Life), có ba phân đoạn: Phân đoạn đầu bàn về Gia Đình và Giáo Dục Con Cái, Ly Dị… Phân đoạn hai về Xã Hội Dân Sự. Phân đoạn này chia ra ba tiểu đoạn bàn về Hệ thống, Tổ Chức Dân Sự, Tư Bản và Phân Chia Giai Cấp –Tư Pháp, Cảnh Sát, Tòa Án. Phân đoạn 3 có ba tiểu đoạn bàn về Hành Pháp (‘Crown’ –khác với Tổng Thống chế hay Chế độ Cộng Hòa Đại Nghị hiện nay!), Lập Pháp và Tư Pháp, về Chủ Quyền Quốc Gia, Công Pháp Quốc tế và Lịch Sử Thế Giới. Sau cùng là ‘Phụ chú’ cho toàn thể cuốn sách. Tổng kết ba phần có tất cả 360 đoạn văn (paragraphs) theo từng tiểu đề suy tư của Hegel.

Trong “Tự Do và Đạo Lý”, tác giả NHL chia cuốn sách của ông ra làm 7 phần (Phần A đến phần G, -phần G làm phụ chú). Trong 6 phần nội dung cơ bản có 24 Chương. Trong 24 Chương này, bao gồm 178 đoạn văn, cũng theo tiêu đề suy tư ‘tương tự’.

Nhìn chung, sự phân chia Phần và Chương của ‘hai’ cuốn sách (tôi dõi theo từng tiêu đề đoạn văn, người đọc có thể nhận ra tác giả Nguyễn hữu Liêm đã hoàn toàn dựa theo nội dung của Hegel. Tôi thí dụ: từ phần A đến B (‘Nền Tảng Pháp Triết. Đạo Lý Pháp Quyền’) đều dựa theo nội dung của Hegel trong Phần đầu (Abstract Right). Phần C (‘Đạo Lý Cá Nhân’) dựa theo Phần hai của Hegel (Morality). Từ Phần D tới Phần F (‘Đạo Lý Xã Hội, Đạo Lý Quốc Thể, Đạo Lý Hoàn Vũ) lại chính là Phần ba của hegel trong “Ethical Life”.

Chắc hẳn tác giả Nguyễn hữu Liêm hết sức tránh né sự ‘mang tiếng’ của sách của ông là một bản dịch từ “Philosophy of Right”. Sự tránh né ấy có thể mang một chủ đích “dễ cảm” của tác giả; bởi, hàm chất của một tác phẩm triết học chính trị là sự sáng tạo từ một công trình tư duy được hệ thống hóa, không phải là một bản dịch –“thậm chí” mượn tư duy của kẻ khác nhưng tìm cách che đậy. Bởi vậy, chữ “xảo” trong sơ-xảo-tính của tôi, mong quý độc giả chỉ nên hiểu đó chỉ là một ‘art of re-creation’ mà thôi. Tuy vậy, một sự che đậy như vậy vô tình rơi vào hai sai lầm nặng nề:

--Một, người đọc nếu vì tình cờ, khám phá từ nguyên bản của Hegel sẽ nghĩ rằng đây là một công trình “sao chụp” tư tưởng của kẻ khác, mặc dầu trong lời mở đầu tác giả đã rào đón là chỉ “mượn”. Như vậy, sự lương thiện trí thức sẽ bị thương tổn. Chẳng thà cứ viết dưới dưới hình thức một bản dịch, kèm theo phụ chú, diễn giải theo ý riêng, người đọc sẽ đón nhận với nhiều thiện cảm hơn. Dịch sát, và quan trọng nhất là dễ hiểu –để nhằm chuyển tải tư tưởng của triết gia trở thành một giá trị phổ quát nhằm soi sáng những “đầu óc ngu muội nhưng kiêu căng, tàn ác. Và, tất nhiên tác giả nên bỏ ít tâm sức tìm hiểu, điều nghiên hoàn thành một phụ chú đầy đủ, diễn giải sâu sắc, rỏ ràng cũng đủ làm cho người đọc, xa hơn nữa –những kẻ lãnh đạo cộng sản đần độn thấu hiểu Hegel và khâm phục tác giả!

--Hai, vì sự cố ý phân chia ‘khác đi’ của “Tự Do và Đạo Lý” về mặt hình thức đã vô tình tố cáo tác giả không nắm được nguyên lý tư tưởng Hegel qua sự ‘phân chia’. Sự phân chia tiết mục của Hegel mang ý nghĩa một hệ thống triết học suy nghiệm (system of speculative philosophy). Trong ba phần của “Philosophy of Right” và các phân đoạn, phân tiểu đoạn –sự thứ tự đều đi theo một quy luật biện chứng tư tưởng từ thấp lên cao: -sự chuyển hóa từ một ý niệm triết học này chuyển qua một ý niệm triết học khác đều có sự liên kết về tư tưởng. Tôi thí dụ: Nếu khởi đầu là một khái niệm về Pháp lý sẽ đi tới một giai đoạn cao hơn là Đạo đức Cá nhân; từ Đạo đức Cá nhân bước qua một giai đoạn cao hơn nữa là Đức lý Xã hội. Mặt khác, trong các Phân đoạn còn có ‘sự chuyển hóa về khái niệm’ (so transformed!). Tôi thí dụ: Chuyển hóa từ Tài Sản qua Khế Ước (transition from Property to Contract); chuyển hóa từ Gia đình qua Xã hội Dân sự (transition of the Family into Civil society); từ một Xã hội Dân sự tốt đẹp chuyển qua Nhà nước Pháp quyền với tổ chức chính quyền tuyệt hảo. Và, bằng tinh thần Đạo lý giữa các quốc gia (theo quan điểm Hegel), chúng ta sẽ có một thế giới lý tưởng (Ideal World). Sự phân chia của tác giả NHL, dù hình thức khác đi, nhưng lại ‘sao chụp’ hoàn toàn nội dung –là đánh mất hệ thống tư tưởng Hegel, đánh mất căn tính duy lý mà Hegel đã thiết đặt.

Tác giả NHL khó phủ nhận nhận xét nêu trên, vì tôi đọc từ đoạn văn 1 đến 178 của ông –không một khái niệm triết học nào đi ra ngoài 360 đoạn văn trong “Philosophy of Right” ngoại trừ những đoạn văn bàn về Việt Nam và một vài khái niệm của Lão Tử (nhưng hình như tác giả vẫn chưa hiểu được chữ ĐẠO của Lão gia).

Tuy mang một nội dung ‘sao chép’, rãi rác đôi nơi vẫn có sự suy tư riêng của tác giả. Song, có rất nhiều điểm tôi không đồng ý với tác giả. Tôi thí dụ: Tác giả viết “Thể tính của trật tự khách quan là Đạo Lý” (trang 275) [Tôi mở ngoặc: “thể tính” ở đây phải chăng là “Esssence”?] Đúng hay không, không thanh vấn đề nữa, điều tội hiểu là tác giả muốn nói tới một “trật tự khách quan” chính là trật tự xã hội. Vì vậy, một xã hội có trật tự là một xã hội có đạo lý! Điều đó có vẻ hợp lý, nhưng là một hợp lý “rational simplicity” (nhóm chữ này tôi đặt ra). Nếu một trật tự xã hội hiện hữu vì sự đe dọa, áp bức của chủ thể pháp lý (như, Đảng Cộng sản Việt Nam) trên đối tượng khách thể (Nhân dân Việt Nam) thì nó không còn là ‘Đạo Lý’ nữa. Trong trường hợp này, Đạo Lý chính là hành động đối kháng cụ thể của nhân dân chống lại chủ thể pháp lý (Đảng Cộng Sản). Nói cách khác, Đạo Lý đó chính là hành động phá đổ trật tự “Ngụy Thiện” hiện hữu để đạt tới một trật tự xã hội Chân-Thiện-tính. Vậy, phải nói “Thể tính của trật tự khách quan là Đạo Lý”, khi trật tự khách quan là ý lực tự do tuyệt đối của khách-thể-tính.

--Tác giả NHL và suy tưởng về Tôn giáo :

Trong tác phẩm “Triết Học Lịch Sử” (Philosophy of History), Hegel có mỗ xẻ và đề cập đến Tôn giáo trong Phần Một (Thế giới Đông phương) nói về Phật Giáo; Phần Ba (Thế Giới La mã) về Thiên Chúa Giáo. Nhưng, hegel đã trình bày về hai tôn giáo này một cách giản đơn. Về Thiên Chúa Giáo,Hegel viết “Chân lý của khách thể tuyệt đối là Tinh thần”, hoặc “Thượng Đế được nhìn nhận như một Tinh thần khi nó được hiểu như một Tam Vị Nhất Thể (Triunity). Nguyên tắc mới này là cái trục, ở đó lịch sử thế giới chuyển mình. Đó là đích và điểm khởi đầu của lịch sử.”

Về Phật Giáo, Hegel có đề cập đến Luân Hồi (Metempsychosis); về Sắc và Không –ông lý giải quá đơn điệu. Hiểu tôn giáo như vậy, nên trong “Philosophy of Right” (Phần Morality –phân đoạn ‘Good and Conscience’, Hegel viết: “Lương tri tôn giáo hoàn toàn không có trên trái đất này” (‘Religious conscience, however, does not belong to this sphere at all’). Có lẽ vì không ‘dám’ đi ra ngoài biên thùy của triết học Hegel, tác giả Nguyễn hữu Liêm đã nhìn về Phật Giáo như sau: “Khái niệm thực tại tính, trên căn bản biện chứng triết học Hegel, đòi hỏi hiện hữu thời tại, cũng như vĩnh cửu chỉ có bằng con đường qua thân xác và đời sống trần thế mà thôi. Vì vậy mà mệnh lệnh nghĩa vụ của các tôn giáo, khi chỉ ở thể tính trừu tượng, nhất là của Phật Giáo, không mang thực tại tính” (TD&ĐL, trang 228).

Ở một nơi khác, Nguyễn hữu Liêm viết: “Bản chất đặc thù duy chủ quan là tâm lý hãnh tiến mà Cơ Đốc giáo lên án khi nói rằng tội lỗi nặng nề nhất đối với Thượng đế là sự hãnh tiến về chính mình – hay Phật giáo kết án đối với những chúng sanh đầy ngã mạn” (sđd, đoạn 67, trang 243). Đây chính là tâm lý giản đơn trùng chụp khi tác giả được đọc những đoạn Hegel viết về tôn giáo -có nghĩa phê phán vì Hegel đã phê phán nó, phủ định vì Hegel phủ định, không phải là suy tư từ bản thân tác giả về triết học tôn giáo.

Dầu sao, công trình tim óc của “Tự Do và Đạo Lý” vẫn là điều đáng ca ngợi. Từ ‘vị thế’ của một luật sư (là nghề ‘trời’ sinh ra trên đất Mỹ để hốt tiền, có tiền rồi thì mon men vào cánh cửa quyền lực chính trị!), tác giả Nguyễn hữu Liêm lại sa vào lãnh vực triết học, vốn là lãnh vực thuần trí thức. Điều đó có nghĩa hoặc là tác giả đã thất bại cả hai lãnh vực nói trên, hoặc tác giả là người ‘rất lý tưởng’. Cái ‘lý tưởng’ này có lẽ xuất phát từ sự tha thiết gửi gắm về ‘quê hương đất nước’ –nơi sự tệ hại và đốn mạt của quyền lực chính trị là điều không thể chối cãi. Và, nó bi thảm đến độ tác giả phải than “Những kẻ có lý tưởng thì không có hoàn cảnh để phủ nhận thực tế tiêu cực” (trang 346) –ý tác giả nói đến những người cộng sản lý tưởng. Như vậy, ‘Tự Do và Đạo Lý’ có phải là phương thế để tạo ‘hoàn cảnh’ cho chính mình? Nếu đúng, chúng ta có thể hiểu ‘Tự Do và Đạo Lý’ –là một món quà tự nguyện tác giả dâng lên cho chủ thể pháp lý ở Hà Nội, và nếu nói theo Hegel, là một “món quà –mutum commodatum without interests”. Nếu tâm tư ‘dâng hiến’ là một thực tính chủ quan thì, chính tác giả đã biến lý tưởng thành ảo tưởng khó lường. Những kẻ ảo tưởng bao giờ cũng nhận lãnh cái giá của ‘đắng cay và bội bạc’!

Sau hết, như tôi đã thưa trước về động cơ viết bài này trong phần đầu, thực tâm của tôi vẫn là muốn học hỏi, mong chờ đón nhận những nhận xét, chỉ giáo của tất cả mọi người (kể cả tác giả) qua bài viết này.

nguyễn văn hóa
24/8/1994 - 29.9.2009

Vài phụ chú ghi thêm sáng ngày 30/9/2009: Tối hôm qua, vừa đánh máy xong thì đã khuya, tôi mệt, tôi đi ngủ ngay. Sáng hôm nay, thức dậy sớm, xin ghi thêm vài điều xét ra cần thiết:

(*) Tôi vốn là người thích Hegel, nên thường collect đủ các tác phẩm của Hegel. Trong hai tác phẩm: "The Philosophy of Right" và "The Philosophy of History" tôi sử dụng trong bài viết, sau mấy chục lần dọn nhà trong cuộc sống 'trần gian' của tôi -lần này tôi đã làm mất mấy tác phẩm đó. Chợt nhận ra, lúc viết (tháng 8 năm 1994), tôi đã sai sót khi quên ghi lại nguyên văn trích dẫn từ tác phẩm Hegel (đã được dịch từ Đức ngữ sang Anh ngữ). Tôi xin có một lời xin lỗi đến mọi người.
Cũng trong thời gian này, tôi đang sống trong sự "khổ đau", nhưng tinh thần rất mãnh liệt -điều đó đã giải thích dùm cho tôi, vì sao tôi đã viết bài này trong thời gian có 3 ngày (sau buổi chiều đi nghe ra mắt sách/ 21.8.1994 - 24.8.1994 -vừa viết vừa đọc lại hai tác phẩm 'khó nuốt' của Hegel và cuốn sách dày cộm "Tự Do và Đạo Lý" của ông Nguyễn hữu Liêm.

(**) Đây là lời "hứa" và tôi đã không giữ lời viết tiếp và viết thêm... về Hegel và mấy cuốn sách của tác giả Nguyễn hữu Liêm, nhưng rồi tôi đã không giữ lời... Tiện thể, xin được gởi một lời Xin Lỗi đến tất cả mọi người. --nguyễn văn hóa, 7 giờ sáng ngày 30.9.2009.

Vài nhận xét sau khi đọc bài viết của tác giả Trần Kiêm Đoàn

Vài nhận xét sau khi đọc bài viết của tác giả Trần Kiêm Đoàn

Nguyễn Văn Hóa

Sáng ngày 3/11/09 mở email, tôi nhận điện thư của ông Trần Kiêm Đoàn với subject trên email “Re: Mô Phật”, có kèm theo bài viết. Chừng nửa tiếng sau, lại có thêm email của Do Chi (có lẽ là Đỗ hữu Chí, bạn của ông Đoàn) khen tặng vài dòng bài viết của tác giả Trần Kiêm Đoàn (xin phép tác giả cho tôi được viết tắt là TKĐ từ đây). Tôi chưa đọc bài viết của TKĐ vội. Theo thói quen mỗi sáng, tôi lượt một vòng các websites đã ‘bookmarked’ để tìm đọc một số bài viết mới, trong đó có talawas blog. Tôi thấy bài viết của TKĐ đã đăng, phần ‘comments’ có một số ý kiến hay, xác đáng.

Từ hơn một năm nay, tôi quyết định không đăng bài của tác giả TKĐ trên mạng lưới cá nhân Hội Tụ nữa, vì một lý do rất đơn giản tôi nhận xét nội dung không còn hợp với ‘nhãn quan’ của tôi. Tháng 5/2009, lúc còn ở Santa Ana, tôi đã có ý định shut down mạng lưới Hội Tụ luôn, nhân đóng tiền trể cho server hosting. Sau đó, nhà biên khảo Trần Đông Phong là người tôi từng mến mộ được gặp mặt trao đổi, giao tình lần đầu phôn hỏi lý do tại sao mạng HT bị xóa?. Anh ấy hỏi thẳng, nếu tôi có kẹt tiền anh sẽ đóng góp ủng hộ, vì thấy tiếc cho nội dung mà tôi đã bỏ công phu phổ biến. Tôi cảm ơn và từ chối lời ủng hộ, nhưng cảm động vì những lời chia xẻ đó. Thế là tôi tiếp tục đóng tiền hosting và cho website HT chạy trở lại, từ tháng 5 đến nay. HT là một mạng lưới cá nhân, nhưng có tên miền là giaodiem.us dễ gây ngộ nhận, nhưng lý do tại sao tôi vẫn cố duy trì tên miền đó thì rất nhiều độc giả, thân hữu từng theo dõi trong 3 năm qua (2006-09) đã biết rõ rồi. Cho nên, HT từ đó là một mạng lưới của cá nhân tôi, đóng góp cho vui thôi, hoàn toàn không thuộc nhóm chủ trương nào cả. Tôi tự tiện phổ biến những bài viết của ai tôi thích trên Net, nếu được phép xử dụng. Bài viết “Đôi điều với Liên Thành…” của tác giả TKĐ lần này là trường hợp ngoại lệ, vì tôi đã đọc trước trên talawas, nhận thấy nội dung có một số “vấn đề”, nên muốn link bài đó từ talawas mà không đăng bài do tác giả gởi đến.

Đọc xong “Đôi điều với Liên Thành về “Biến Động Miền Trung”, tôi có nhận xét là tác giả TKĐ muốn nhắm tới một công hai việc: muốn làm vai trò báo động cho cộng đồng cư dân Phật Giáo vùng Sacramento trước buổi ra mắt sách của ông Liên Thành sắp diễn ra, đồng thời kèm theo vài lời biện hộ vu vơ cho hai nhân vật lãnh đạo Phật Giáo (tranh đấu) uy tín một thời là hai Ngài Thích Đôn Hậu và Thích Trí Quang –mà có lẽ một thời gian dài TKĐ đã ấm ức về cuốn sách của Liên Thành, nhưng chưa có cơ hội hợp lý để nói (hoặc không dám nói?). Đó là một nhận xét “ức đoán”, song dù có đúng hay không nội dung bài viết để lộ ra nhiều “hạt sạn” khá to. Tôi xin được nhặt ra vài “hạt sạn” đó.

1. Tác giả TKĐ quá đặt năng vấn đề “danh tướng”

Đoạn văn thứ ba trong phần mở đầu TKĐ đã nhận xét BĐMT của Liên Thành (từ đây xin viết tắt là LT và BĐMT) đã tạo “nhiều dư luận xôn xao” là “bởi… tâm lý, khát vọng, lý luận hậu quả bi thảm của cuộc chiến Việt Nam….”, và “Sự phân định, xác quyết, chỉ danh điểm mặt hai tuyến nhân vật thiện-ác, chánh-tà….là một nhu cầu tình cảm, tâm lý và tri thức của cả một thế hệ đang lần bước đến tuổi già…” Nhận xét như vậy, hóa ra TKĐ đã vô tình xác nhận việc làm của LT là cần thiết và quan trọng đấy chứ! Hơn nữa, công việc ấy và tác dụng của nó đâu phải chỉ dành cho những người “bước đến tuổi già” như LT hay TKĐ, còn để lại cho thế hệ hậu sinh nữa, và càng quan trọng hơn, nếu mỗi đóng góp lịch sử làm cho sáng tỏ thêm giữa thiện-ác, chánh-tà… soi rọi sự chiến thắng của chế độ Cộng sản hiện nay có xứng đáng để nó tồn tại hay không, vô hình trung là đóng góp, chuyển ngọn lửa chính nghĩa về cho đồng bào, trí thức đang đấu tranh cho dân chủ, tự do tôn giáo… trong nước là công việc –tôi xin mượn ý của Phật để gọi đó là hành vi Bồ tát vậy.

Làm sáng tỏ hơn một phần lịch sử của “BĐMT” trong thời kỳ 1966 ở miền Nam VN, còn đóng góp thêm vào việc giải tõa những uất ức của những người Phật tử mộ đạo mà cứ bị gán ghép là Cộng sản, thân Cộng; làm sáng danh cho những phần tử Phật Giáo tranh đấu từ chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm xuất phát từ lý do đơn thuần chống lại sự “kỳ thị, phân biệt đối xử” của nhà cầm quyền với Phật Giáo mà thôi, hoàn toàn không dính líu gì tới Cộng sản, hay ‘sách lược thống nhất đất nước’ nhưng có lợi cho Cộng sản miền Bắc cả. Tôi chưa có dịp đọc hết toàn bộ cuốn sách BĐMT trên Net, nên chưa dám có ý kiến gì về trọng lượng, sự chân xác của nó; nhưng giả như có những tác giả nhận xét về cuốn sách ấy không thích đáng chỉ làm cho gia tăng trọng lượng cuốn sách, lúc ấy sẽ khó phủ nhận tính chính nghĩa của BĐMT, và công việc “biện hộ, gỡ tội” cho một số nhân vật lãnh đạo Phật Giáo tranh đấu trong quá khứ trở nên vô nghĩa.

Từ suy nghĩ đó, khi tôi đọc thấy hàng chữ “Tập sách BĐMT… và những bài viết của LT về một số nhân vật thành danh xứ Huế đã tạo nhiều dư luận xôn xao…” thì tôi đã bắt đầu cảnh giác về tinh thần lệch lạc của TKĐ. Như đã có biện giải ở trên, viết về giai đoạn lịch sử -chưa quá xa mờ, khi một số nhân chứng, tác nhân vẫn còn hiện hữu đó đây, mà hành động lịch sử của họ đã tạo ra một hiện trạng nghiệt ngã (đưa tới hậu quả chế độ cầm quyền hiện tại) thì không có một phạm trù giới hạn, không một nhân vật nào (đời thường hay tu hành) có thể được miễn trừ. TKĐ dùng nhóm chữ “một số nhân vật thành danh xứ Huế” gây cho tôi ấn tượng –đó là điều cấm kỵ mà LT đã vi phạm, nên mới gây dư luận “xôn xao”. Đó là tâm lý trọng “danh tướng”, và có thể vì tâm lý đó, nên TKĐ mới dùng một số nhóm từ khác để mỉa mai LT như : “thuộc dòng dõi quý tộc triều Nguyễn”, “người Hoàng phái” như LT lại đi nói điều phách tấu?!”, “người Hoàng phái danh gia đệ tử” ; chê LT có chức vụ chưa xứng đáng để viết hồi ký : “viên cảnh sát trưởng địa phương”, “một ông trưởng ty tỉnh lẻ”, “một trưởng ty cảnh sát nhỏ bé”, “nhân viên cấp tỉnh”, “một viên thiếu tá địa phương” và vân vân…
Tôi thiết nghĩ, với tư cách một nhà văn đã “thành danh” như TKĐ thì không nên để vấp phải khuyết điểm này, khi viết.

2. Tính khoa ngôn của tác giả TKĐ

Tác giả TKĐ đã dùng các nhóm từ sau để phê phán nội dung của BĐMT: “đại ngôn thái quá”, “phách tấu” (nói theo kiểu Huế có nghĩa là nói dóc, nói “phẹt”…) Ở một đoạn văn khác ( in ra khổ giấy 8x11, trang 9/11), TKĐ khinh rẻ trình độ “học vấn” (?) của LT, nên chi LT “Hoặc vì không đầu tư học hỏi nghiêm túc, không chịu tham khảo tới nơi tới chốn; hoặc vì một động cơ khó hiểu hay dễ dãi nào khác đã khiến Liên Thành đang đứng ở ngã tư thế giới nhưng vẫn tưởng như còn đang đứng ở Ngã Ba Bánh Bèo xứ Huế “mô rứa răng ri, thích chi noái nấy” qua 400 trang của BĐMT !...” Qua đoạn văn này, tôi nghĩ TKĐ đã không những bộc lộ sự khinh mạn kẻ “đối tác” nặng nề mà còn chứng tỏ ông “mục hạ vô nhân”. Có thể vì ông tự-kỷ-ám-thị rằng mình là một “tiến sĩ tâm lý học”–một “giáo sư đại học” !? * ( Tôi có nghe thấp thoảng ông có bằng cấp tiến sĩ!) và một nhà văn “thành danh” mà phải hạ mình viết một bài phê phán cuốn sách LT là việc chẳng đặng đừng, không xứng đáng chút nào cả, nên chi phải “phang”, dạy dỗ LT bằng những câu văn như thế mới là thích đáng!? Tôi sợ rằng, độc giả cũng rất tinh ý nhận ra những chỗ phô trương đầy sai lầm của ông. Tôi thí dụ trong đoạn văn sau đây:

“Trong một tiến trình truy tìm bằng chứng, phân tích, lý giải để tìm câu trả lời cho một vấn đề, nếu chỉ đứng về mặt phương pháp luận thì Đông–Tây rất khác nhau. Người phương Tây thiên về lý, phương Đông ta thiên về tình; phương Tây thường lý luận và chứng minh bằng dữ kiện khách quan độc lập, phương Đông ta thường suy diễn bằng cảm nhận và kinh nghiệm chủ quan tập thể. Xác định điều này để nói lên sự dè dặt và cẩn trọng cần thiết về tính khả tín – mức độ đáng tin cậy – khi đọc và tìm hiểu một bản tin thời sự hay một tác phẩm liên quan đến tình hình thời cuộc như Liên Thành và BĐMT.”

Tôi cho rằng đoạn văn trên có vài điểm không chính xác. Thứ nhất, khi nói về phương-pháp-luận (methodology) thì không thể đơn giản quy kết “phương Tây thiên về lý”, “phương Đông thiên về tình”. Bởi, phương-pháp-luận mang tính hệ thống, quy tắc, kỹ thuật, lôgic trong đó, ta tạm gọi là tính khoa học. Phương pháp luận của Đông phương dù có điểm khác biệt với Tây phương –nhưng không phải là “phương pháp luận thiên về tình”. Nói trống rỗng như vậy dễ làm cho độc giả hiểu lầm là người viết có kiến thức thô thiển về triết học Đông phương (bởi phương-pháp-luận là một phạm trù của triết học), không nắm vững về triết học Ấn Độ, triết học Trung Hoa qua các trường phái triết học luận gia, pháp gia, biện chứng pháp v.v.. Và, tại sao lại nói “Đông phương ta”? Chữ “ta” là để chỉ về cái chung về chủng tộc hay văn hóa? Chủng tộc đã sai mà chỉ định về văn hóa cũng sai luôn. Người ta nói Trung Hoa và Việt Nam mang tính “đồng văn”, đó là cách nói cường điệu dựa trên yếu tố ngôn ngữ là chữ Nôm có gốc từ chữ Hán; thứ đến là một số phong tục tập quán từ 1000 năm lệ thuộc dù VN bị ảnh hưởng Tàu, nhưng qua thời gian dân tộc ta đã phủ nhận triệt để -từ cách ăn cách mặc cho đến tín ngưỡng, giọng nói, chữ viết. Đó là chưa nói đến văn hóa Việt Nam có một nội dung đủ để “đối chọi” với văn hóa Trung Hoa. Nói “Đông phương ta” bộc lộ một sự thiếu sót về lãnh vực nghiên cứu nào đó của TKĐ. Điểm khác, TKĐ cho rằng “phương Tây thường lý luận và chứng minh bằng dữ kiện khách quan độc lập, phương Đông ta thường suy diễn bằng cảm nhận và kinh nghiệm chủ quan tập thể” cũng thiếu chính xác, tối nghĩa. Trước hết, nên phân biệt “dữ kiện” (data) trong khoa học thường nghiệm khác với dữ kiện thuộc về nhân văn, xã hội, đồng thời cũng nên biết phân biệt giữa hai từ nghĩa sự kiện (facts) và dữ kiện. Hai, chứng minh và lý luận là hai yếu tố ắt có và đủ, trước khi đi tới kết luận. Lý luận mà không chứng minh, dễ trở thành lý sự; ngược lại có chứng minh mà thiếu lý luận thì đánh mất khả năng hệ thống hóa và không thuyết phục. Để chứng minh và lý luận, có khi người ta phải biết tổng hợp, phân tích các sự kiện. Các dữ kiện và sự kiện có khi cần phải nối kết và dựa lưng vào nhau mới tìm thấy một kết luận tốt nhất; chứ không phải phương Tây là… “dữ kiện khách quan độc lập”. Thế nào là “kinh nghiệm chủ quan tập thể” ? Kinh nghiệm là một yếu tố chủ quan, đã hẳn. Nhưng, chủ quan là đối tượng của cá thể -không thể nói là “chủ quan tập thể”. Đó là cách ghép danh từ thiếu chính xác. Thí dụ tôi nói: các kinh nghiệm chủ quan cá thể bỏ vào “bồn trí tuệ” (từ của TKĐ dịch “Think Tank”!) sẽ trở thành một kinh nghiệm chủ quan tập thể thì có thể chấp nhận được; bởi từ đó các cá thể sẽ bị hòa tan để trở thành một kinh nghiệm chủ quan duy nhất, đồng nhất thể. Điều này chỉ có thể xảy ra trong “bồn trí tuệ” của Đảng Cộng sản thôi, xin tác giả chớ nhầm lẫn với tinh thần “Đông phương ta”.
Tôi nhận thấy rằng tác giả TKĐ đi quá xa trong tinh thần “khoa ngôn” khi ông phô bày về kiến thức, khả năng, kinh nghiệm về lãnh vực tình báo. Và tôi nghi ngờ kiến thức, kinh nghiệm của tác giả.

Để phô bày kiến thức, tác giả cho biết đã đọc được: “Of Spies and Lies” của John F. Sullivan. Tuy nhiên, trong 12 dòng TKĐ viết về cuốn sách tôi không thấy ông nêu được giá trị thật sự của tác phẩm tình báo này là cái gì?. Tôi sợ một số độc giả “mọt sách”, có nghiên cứu về tình báo sẽ cho là TKĐ “khoác lác” liệt kê sách ra để hù LT. Thành thật, tôi chưa đọc cuốn sách này, nhưng có tò mò vào Net để tìm hiểu các bài “reviews” của độc giả, tôi nhận ra cả tác giả lẫn cuốn sách tình báo thuộc loại ‘xoàng’.

Cuốn thứ hai TKĐ nêu ra là của James J. Wirtz: The Tet Offensive: Intelligence failure in War mà TKĐ cho là một ‘tác giả chuyên nghiệp tình báo’. Tác giả TKĐ nhận xét về cuốn sách được 3 dòng : “tình báo Mỹ đã biết trước cuộc tổng công kích này từ tháng 11 năm 1967, nhưng chưa xác định được ngày giờ đích xác. Sự thất bại của tình báo Mỹ bắt nguồn từ sự thất bại của tình báo Việt Nam, mặc dầu đã biết trước sự cố từ hơn 3 tháng trước.” Nhận xét như vậy, một lần nữa tự tố cáo tác giả có thể chưa đọc gì hết cuốn sách này. Sự “thất bại về tình báo” trong trận Mậu Thân 1968 dẫm vào nhiều vấn đề tế nhị hơn nhiều. Thí dụ: tướng Fred Weyan đã có sẵn kế hoạch tiêu diệt toàn bộ cán binh cộng sản, nhưng có vài mâu thuẫn và do dự giữa hành động quân sự và chính trị giữa các tướng chỉ huy quân đội Mỹ như Westmoreland và chủ nhân của Tòa Bạch Ốc là Johnson. Riêng ở Huế, có thể tình trạng khác hơn vì đa số dân Huế đều tôn quý sự cúng bái tổ tiên vào đêm lễ Giao Thừa, từ đơn vị về nhà với gia đình quá gần, vì du di tình cảm với nhau nên cấp chỉ huy đã để cho hơn nửa quân số về ăn Tết với gia đình. Một lý do khác các vị chỉ huy ở Huế dù đã nhận biết tin tình báo Việt Cộng ‘tấn công’, nhưng vì tinh thần văn hóa của người Việt không tin Cộng Sản có thể nào mà muốn giết nhau trong đêm Giao thừa thiêng liêng của dân tộc!. Có thể cho đó là sự thất bại của tình báo về kế hoạch chống trả, phản công; nhưng sự thất bại ấy không phải là “sự thất bại của tình báo Mỹ bắt nguồn từ sự thất bại của tình báo VN…” Đổ tội như vậy là đỗ tội oan cho khả năng của “tình báo VN”, không nắm vững tổ chức và kỹ năng của tình báo Mỹ. Thật tế cả hai phía tình báo đều biết trước, nhưng ở Huế lại chịu hậu quả thê thảm nhất, đau thương tột cùng. Có lẽ đó là “quả báo” mà người dân Huế phải trả nợ cho những oan cừu. Dù sao với sự thiệt hại về khổng lồ về nhân mạng, nhất là lực lượng Mặt Trận GPMN… cũng là bài học cho muôn kiếp sau vậy. Theo tôi, có vài cuốn sách của hai tác giả Việt là Nguyễn Kỳ Phong và Vũ Ngự Chiêu viết về Tết Mậu Thân cũng đủ giá trị để hiểu thực hư của vấn đề tình báo trong giai đoạn đó ra sao. Nhưng nếu muốn tìm hiểu cho ra ngọn ngành về tình báo Mậu Thân của Mỹ và VNCH thắng hay bại, tại sao thắng, tại sao bại, tại sao có người gọi là thắng về quân sự, nhưng bại về chính trị? Vả lại, tại sao bây giờ ta có thể nói Cộng sản thắng tạm thời nhưng phải chịu bại cả trăm năm sau? Muốn hiểu thì nên nghiên cứu về hệ thống tổ chức tình báo Mỹ, không chỉ riêng có CIA (phải nắm từ Directorate.. cho đến từng chief of station, case officer) mà còn cả 14 cơ quan tình báo khác nhau (kể luôn cả cơ quan FBI); phải biết phân biệt giữa 14 cơ quan này với 6 tổ chức tình báo riêng của tổng thống như: PFIAB, IOB, NSC, SIG, Igs,… Không ai có thể dám tự hào mình biết rõ về tổ chức tình báo khổng lồ đó, và do đó nên tránh việc “dạy dỗ” hay chê bai người khác về tình báo. Đó là một sai lầm ấu trĩ.

-Về kinh nghiệm tình báo của tác giả: TKĐ kể lể qua gia thế ông cũng có hai người anh: Một là chỉ huy trưởng Biệt Kích Dù “….gắn liền số phận sinh tử với mấy tổ nhảy toán tình báo vào đất địch.” Người thứ hai làm ở phòng An ninh Không đoàn 41 (theo chỗ tôi biết, có lẽ đây là không đoàn trinh sát L-19 ở phi trường Đà Nẵng?); người anh thứ nhất đã tử nạn rồi (đọc đến đây, tôi xin được chia xẻ nỗi buồn ngày trước của ông Đoàn!). Tuy kể ra vậy, nhưng tôi không thấy hai “dữ kiện” này liên quan chi tới kinh nghiệm cá nhân về tình báo của TKĐ cả? Trong văn chương biện luận, tôi nghĩ đây là điều thừa thải, không nên có.

Kinh nghiệm đáng nói là TKĐ đã từng hợp tác làm việc cho Peter Downs nào đó bằng công việc “dịch nhi bất tác” các hồ sơ ‘classified’ (không hiểu vì sao tác giả lại xổ Nho ở đây? –cứ viết thẳng là dịch hồ sơ mật có vẻ ngon lành hơn không?)– Peter, nguyên là giám đốc cơ quan xã hội Tinh Lành VN (VNCS). Đó là chuyện đáng nghe trong lãnh vực tình báo, dù nội dung của nó chẳng liên quan cho tới cuốn sách của LT cả. Tình báo là lãnh vực bí mật, ai cũng biết. Người phục vụ cho tình báo có thể bất cứ thành phần nào trong xã hội: một nhà báo, một giáo sư, một người dịch hồ sơ cho Tin Lành (như TKĐ), một anh đạp xích lô, một quân nhân (như LT) vậy thì tại sao TKĐ trong nhiều dòng chữ lại cố tình hạ thấp, khinh thị ông LT chưa đủ trình độ để làm…tình báo? Thú thật, tôi không thể tìm ra tông tích của Peter Downs cũng như tổ chức tôn giáo có tên ‘Vietnamese Christian Social Services’ ở miền Trung trước 1975 là ai. Nếu được, mong nhận được lời giải thích thêm của tác giả hay các độc giả khác có biết đến. Xin cám ơn trước. Dầu sao, tôi không tin nếu chính quyền CS ở Huế đã biết ông TKĐ từng hợp tác làm việc cho một tổ chức tình báo trá hình tôn giáo mà chỉ bị cho “nghỉ dạy học, đi đạp xích lô” thôi sao? Một chính quyền gồm những kẻ mà TK Đ gọi là: “một thiểu số thành phần xuất thân giữ trâu, giữ bò vô học trở thành người chiến thắng” lại đối xử với ông TKĐ ‘dễ chịu’ đến thế khi đã biết ông làm công việc “dịch nhi bất tác” cho một tổ chức tình báo?

Vắn tắt, tôi nhận thấy kiến thức, kinh nghiệm về tình báo của TKĐ còn quá mờ nhạt mà đã lên giọng thầy đời với LT, là một điều nên tránh.

Còn rất nhiều hạt sạn khác nữa trong bài viết của TKĐ, nhưng tôi chỉ chọn một số hạt sạn tiêu biểu nhất thôi. Có lẽ tôi hiểu được nỗi lòng của một ‘cựu huynh trưởng gia đình Phật tử’ (như TKĐ) chẳng đặng đừng mà phải lên tiếng “muộn màng”. Cái “muộn” của LT khi viết hồi ký (hay “hồi ức..”) có lý riêng của nó, cũng như bài lên tiếng “muộn” của TKĐ cũng có cái ‘lẽ’ riêng. Khi ông TKĐ đã rào đón rằng, “Trong giới hạn của một bài viết ngắn dưới hình thức “đôi điều góp ý”, thay cho lời chào hỏi xã giao khách phương xa đến viếng vùng mình, người viết không có tham vọng và có lý do đứng ở một vị trí nào đó để làm công việc biện minh không cần thiết và phán xét chưa đủ căn cứ cho các nhân vật và hoàn cảnh đã được nêu lên trong BĐMT..” thì ở phần cuối (trang in 10/11) một lần nữa tác giả lập lại, “Đây chưa phải là bài điểm sách và cũng chẳng phải là bài phản hồi nghiêm túc tương xứng với vấn đề đặt ra mà chỉ là đôi điều góp ý.” Thế mà TKĐ lại quên khuấy chuyện “đôi điều góp ý” thì chừng 2 trang giấy là đủ rồi… lại dài hơi, vòng vo tam quốc làm cho bài “phản biện” của mình vấp phải quá nhiều khuyết điểm, “thậm chí” có thể nói là một bài viết tiêu cực, phản cảm. Có chỗ có thể gây phiền lòng cho một số người “đàn ông Huế” khi TKĐ cho rằng, “Huế nghèo nhưng thanh bạch. Thanh bạch trong cách sống và trong lời nói. Người bốn phương yêu Huế vì cái phong cách Huế mà đặc biệt là sự tao nhã, tính văn hóa và dáng vẻ khiêm cung trong ngôn ngữ.”; đó là cách tâng bốc đặc tính địa phương, nhưng lại là mệnh đề dùng sai chữ. Người ta nói, “thanh bạch trong cung cách sống; thanh nhã (hoặc thanh tao) trong lời nói”, không ai lại nói “thanh bạch trong cách sống và trong lời nói” làm độc giả dễ hiểu nhầm tác giả ‘chơi chữ’ -vì “giận” LT mà chơi “đàn ông Huế” (trong đó có tôi) là ăn nói vô duyên òm, nói lãng nhách, nói trống rỗng… sao!? Hơn thế, nhiều đoạn văn khác TKĐ lại vi phạm sự tao nhã, tính văn hóa, vẻ khiêm cung… với ông LT mất rồi. Trong cái tính văn hóa ấy, tôi tin ông TKĐ còn cưu mang tinh thần muốn “đánh” nhưng không muốn làm mất lòng ai, nên vừa đánh vừa vuốt. Tôi thí dụ, đoạn văn “tìm hiểu phản ứng của một số người… thì được biết thái độ của họ đã thể hiện trong nhiều cách thế khác nhau:…… Những người cho Liên Thành là dối trá thì phản ứng lạnh nhạt. Họ cho rằng đây chẳng qua là một cuộc đánh trống khua chiêng của Liên Thành tự quảng cáo mình một cách dễ dãi phù hợp với bản chất cố hữu của ông từ trước tới nay với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhóm “Phù Ngô phục hận” đầy bản lĩnh đang đứng ở hậu trường (?!)” (trang in 2/11), nhưng ở trang 9/11 TKĐ viết : “Trước khi phong trào tranh đấu Phật giáo phát khởi tại Huế thì Mỹ đã quyết định thay chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm vì tâm huyết sâu sắc, lòng yêu nước đậm cốt cách liêm khiết Nho phong và cách dùng người nhân hậu của Cụ đã bị nịnh thần và phản thần chuyên quyền lợi dụng. Nhất là ở miền Trung, tham vọng quyền lực và vật chất của thế lực gian thần ngày càng tác oai tác quái đã làm mờ đi chính nghĩa của cụ Ngô. Niềm tin khô cạn, nhân tâm lý tán….” (**) Nội dung này hàm ý một kiến thức lịch sử hời hợt của TKĐ, nhưng nói lên được nỗi lòng kính mến người quá cố là Tổng thống Diệm. Điều ấy thì độc giả có thể chấp nhận và tôn trọng được, nhưng nếu đã nói như vậy đâu có thể trách cứ nhóm “Phù Ngô phục hận” “đứng đàng sau LT” được, vì họ có chánh nghĩa; và đâu cần phải trách cứ LT làm gì, vì LT chỉ là ‘con cờ’, là ‘nạn nhân’ thôi, có phải không!?

Trong lúc viết sắp xong bài này, tôi đã đọc hết 22 ý kiến tham luận của độc giả về bài viết của TKĐ trên talawas. Tôi muốn ngưng bài viết ngang đây, để tránh sự ôm đồm và dài dòng. Trước khi ngưng, tôi xin được bày tỏ vài lời về thái độ của tôi đối với hai nhân vật lãnh đạo Phật Giáo miền Trung: Ngài Thích Đôn Hậu (đã qua đời) và Thích Trí Quang. Đối với tôi, Ngài Đôn Hậu là đã rõ ràng là ngài đã chấp nhận và hợp tác với chế độ Cộng sản “thắng trận”, khi ngài đã tham gia vào Quốc hội CS, và vân vân... Không còn gì để bàn cãi nữa; dù cho trong quá khứ ngài là một nạn nhân bị cường quyền “cưỡng ép”. Riêng ngài Thích Trí Quang, (xét từ tâm lý của tôi), tôi tin ngài có cảm tình với Cộng sản –từ khi người CS có gắn bó lịch sử với tinh thần yêu nước, nhưng có thể ngài không bao giờ thích hợp với chủ nghĩa cộng sản. Trong quá khứ, nhất là giai đoạn 1966, Thích Trí Quang đã vi phạm nhiều sai lầm, quá khích, đi quá đà trong chiến thuật đấu tranh của một tôn giáo từ bi, hỷ xã, vượt quá khỏi giới hạn của một lãnh tụ tôn giáo không hề màng tới danh lợi, quyền hành thế tục. Nhưng, tôi không tin ngài Thích Trí Quang là một cán bộ cộng sản (hay nói cách khác là một đảng viên đã từng tuyên thệ gia nhập đảng CS). Có nhiều người (dù trong giới biên khảo lịch sử) cũng có khuyết điểm là không nắm vững tường tận về kỹ thuật móc nối người, tuyển chọn, thử thách, bồi dưỡng, và “nghi thức” để trở thành một đảng viên cộng sản mà đã vội quy kết kẻ khác là đảng viên Cộng sản. Do đó, tôi có quyền nghĩ những xuất xứ nói thầy Trí Quang cộng sản chỉ là điều vu chụp, không đúng. Giữa năm 2004, qua sự giới thiệu và hướng dẫn của giáo sư Thái Kim Lan, tôi có vinh dự được diện kiến với thầy Trí Quang tại phòng riêng của Thầy tại Chùa Già Lam trong gần 3 giờ. Tôi gọi là “vinh dự” cũng phải thôi, vì nếu không có gs Thái Kim Lan thì tôi có đáng gì đâu mà được thầy tiếp chuyện. Khi trở về Mỹ, tôi không bao giờ viết về nội dung của cuộc nói chuyện đó, chỉ vì nghĩ tôi chưa đủ tư cách để viết. Người có đủ tư cách viết là gs Thái Kim Lan, vì chị ấy vừa là đệ tử, vừa là người thân cận thầy suốt một chiều dài lịch sử. Nhân đây, tôi chỉ xin được phép thầy cho tôi tiết lộ một ý kiến ngắn ngủi của thầy khi chúng tôi có đề cập đến các hiện tượng xã hội sa đọa hiện thời. Thầy nói, “một chế độ mà để cho thanh thiếu niên nam nữ trong xã hội sa đọa, trụy lạc như vậy thì đâu có được…” Tôi mang theo âm thanh của lời nói đó trong suốt mấy năm qua, không phai nhạt. Từ đó, tôi hiểu được tâm trạng của một bậc lão sư tuổi già sức yếu như thế nào. Mong rằng những người viết sử, chính trị - dù ghét phong trào đấu tranh Phật Giáo xuất phát từ tháng 5/1963 dưới chế độ của Tổng thống Diệm kéo dài liên tục nhiều năm sau đó, nên cân nhắc lợi và hại của việc vu chụp thiếu căn cứ một số vị lãnh đạo Phật Giáo ngày trước là cộng sản. Từ tâm tư thầm kín của thầy Trí Quang, đến những chuyển biến tinh thần của cá nhân tôi qua nhận thức thực tế xã hội và con người cộng sản hiện nay, tôi nghĩ rằng hành động bênh vực chế độ hiện nay là một điều sai trái. Đó là một chế độ bất lực, đang tự hoại, cho nên đất nước cần có một chế độ dân chủ, có hiến pháp mới, phổ thông đầu phiếu để chọn người tài đức lãnh đạo; một xã hội trong đó người dân phải được bảo vệ với những quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, phải có tiếng nói chính trị đối lập. Nếu giả như người dân chọn nhầm người lãnh đạo, dân chúng vẫn có đủ thời gian và cơ hội để chọn lại theo luật định.
Để kết luận tôi nghĩ rằng, cuốn sách của ông Liên Thành có thể có nhiều sai lầm, nhưng cần thiết. Nếu có sai lầm chúng ta sẵn sằng vạch ra những sai lầm đó cho công luận thấy, nếu có điều đúng chúng ta phải nhìn nhận, để từ đó chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Nguyễn văn hóa
Thursday, November 05, 2009

(Các chữ đánh đậm trong bài là để nhấn mạnh của người viết)

(*) dạy đại học, nhưng tôi không biết TKĐ dạy về môn gì? Tiếng Việt? [qua kế hoạch soạn thảo của ông ĐHT đón Nguyễn Đắc Xuân đến California, có mục TKĐ đón chào NĐX và mời NĐX đến nói chuyện ở trường Đại học Cộng đồng River-Consumes Community College. Tôi có một thời gian ở Sacramento, nên cũng biết khá rõ các địa danh của vùng này! -ghi thêm cho rõ ý, ngày October 06, 2009. Xin cáo lỗi.
(**) Xin độc giả lưu ý, đoạn văn từ "Tìm hiểu phản ứng... đến...không đáng nói mà thôi." thiếu chủ từ, hoặc có thể hiểu là tác giả xử dụng 'chủ từ ngầm' (ai tìm hiểu?) -thêm sáng ngày 06 October, 2009.