Search This Blog

Saturday, January 23, 2010

Phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường về vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế (1968) của chương trình : ‘Vietnam: a Television History’

Nguồn: tài liệu Anh ngữ lưu cảo của mạng lưới the OpenVault (WBGH )]


Phần I.

Phần dịch của Nguyễn Văn Hóa:

Vài lời của người dịch:

Mục đích của tôi khi muốn tìm hiểu và đào sâu đến những nhân vật (chính thức theo Cộng sản, hoặc là những Phật tử thuần túy trong các phong trào tranh đấu bột phát từ đêm 28/5/1963 ở Huế cho đến khi chế độ miền Nam sụp đổ) đã can dự trong bối cảnh hận thù giữa Công Giáo - Phật Giáo, giữa Quốc Gia – Cộng Sản, đặc biệt là những thanh niên cư dân người Huế, hoặc từng cư trú hoặc theo học ở Huế -họ là ai? Bản chất và con người của họ như thế nào? Bởi lý, tôi cũng là một người sinh trưởng ở Huế (suốt 19 năm) tôi nghĩ tôi cũng có những cái giống họ, nhưng tại sao tôi không nhận ra sự “cực đoan” và "hận thù" của chính mình?

Tại sao họ hận thù chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm khủng khiếp đến thế, và tại sao họ thù ghét đạo Công Giáo cũng khủng khiếp không kém? Có phải vì hoàn cảnh của cá nhân tôi ( 6 tuổi + 5 năm học tiểu học trường làng, 3 năm học trường ‘đạo’, 5 năm theo học ở trường kỹ thuật.. tổng cộng 19 năm) cho đến khi hoàn tất chương trình trung học rồi di cư vào Sài Gòn với gia đình, tôi không có cơ hội để chạm trán, chứng kiến “sự thù hận” hay tham dự vào trò chơi thù hận.. nên không biết gì về những biến sự xã hội chung quanh mình cả?

Trong dịp về nước, vào tháng 4/2008, tôi được ông Nguyễn Hòa (chủ mạng lưới ‘văn chương Việt’ –có thể là một người bạn thân của Trần Kiêm Đoàn!? –bởi, trong một bữa ăn được mời mà tôi đến muộn gặp mặt cả hai người) là một người mới làm quen, nhưng đi đâu, và gặp gỡ ai trong mọi trường hợp.. đều giới thiệu tôi là người chủ động web Giao Điểm ở Mỹ [với hàm ý là một người chủ động 'chống-Công-Giáo']. Tôi không hề đồng ý với lời giới thiệu đó, nhưng cũng chưa hề cần phủ nhận. Một hôm, ông Hòa mời tôi đến ngôi nhà của một phụ nữ ở San Jose về nước thực hiện mạng lưới Yahoo Việt ở VN. Ngôi nhà của bà ấy ở quận 7 (là quận mới, quận “sang trọng” có nhiều ngoại kiều Pháp cư ngụ…) ; và trong buổi tiệc nhỏ hôm ấy, tôi đã gặp gỡ khá nhiều nhân vật “văn chương”, trong số đó có nhà văn Đào Hiếu (xin viết tắt ĐH). Cho đến lúc ấy tôi vẫn chưa biết anh ta là ai, nhưng qua câu chuyện trong bia rượu, tôi mới vỡ lẽ Đào Hiếu là một nhà văn đã từng theo Việt Cộng dưới thời các ông Thiệu-Kỳ). Dư luận thường gọi anh ĐH như là một “người Cộng sản phản tỉnh”, có một website ngang nhiên trước công cộng nói về sự “Lạc Đường” với Cộng sản của mình. Tôi hỏi địa chỉ mạng lưới ấy, anh cho biết. Quả nhiên, về nhà tôi mở được và theo dõi suốt ‘diễn trình’ phản tỉnh của ĐH dưới bầu trời của thành-phố-Hồ-chí-Minh.

“Quay đầu” về Mỹ vào tháng 8/2008, một khoảng thời gian sau đó, tôi lại đọc thêm những chia xẻ, phân trần về Trịnh Công Sơn của ĐH sau khi Trịnh Cung tung lên mạng một bài viết gây “sôi nổi” về TCS. Nhưng, điều ngạc nhiên cho chính tôi, mọi việc mình đều có thể quên…nhưng tôi lại không quên được một ý kiến của một độc giả phụ nữ nào đó đã ca ngợi trong sự nâng cao hào khí của Đào Hiếu lại nhắc nhỡ đến “cái hèn của một người Huế” mà bà/ cô ta đã liên hệ tới nhân vật Tôn Thất Lập vào một dịp xuất hiện trên truyền hình nào đó đã bênh vực cho chế độ Cộng sản –trông thật hèn từ nội dung, cung cách..cho đến giọng nói ! (Nghe cái giọng nói cũng đủ thấy “hèn”!?)

Từ đó, tự tôi đặt ra cho mình một số câu hỏi khác: Liệu những “hành xử” trước và sau thời kỳ hoạn nạn 1975, những nhân vật mà dư luận trong nước (ở nơi riêng tư, kín đáo trong những bàn nhậu, những bàn tròn-bàn vuông cà phê.. bên thân hữu mới dám phê bình, nói xấu huỵch toẹt) ra tới nước ngoài thì “lên án” công khai từ báo chí, sách vở cho tới những mạng lưới internet, như: Hoàng Phủ Ngọc Tường (và em ông), Nguyễn Đắc Xuân, và một số nhân vật theo Cộng sản khác can dự tới vụ thảm sát Tết Mậu Thân Huế ..đều là những người hèn? –Bởi, nếu đích thực họ là những người say mê với “lý tưởng cách mạng”, tôn thờ Hồ Chí Minh, tại sao họ không dám nhìn nhận mình là những kẻ.. đã từng xử tử những ‘kẻ thù’ mang nợ máu? –Ngược lại, nếu họ muốn tự hòa giãi với quá khứ, và muốn sống trong hiện tại bằng lòng “từ bi, bác ái” tại sao họ không nêu thẳng thắn ý kiến…cần có những cuộc giải oan, cho gia đình những nạn nhân đã oan tử được có những nấm mồ, những bia đá kỷ niệm, những cúng tế vong linh (dân chết như rạ trong ngày thất thủ Kinh đô) như truyền thống của người dân Huế mỗi năm trong ngày Rằm tháng Bảy? Ngoài ra có thể, một cung cách anh hùng-trí thức nào đó là họ tự tìm phương cách kết liễu đời mình và để lại những lời trăn trối “muôn thưở” cho những người sống hả dạ, chuyển lòng cảm kích? –Tại sao, đến giờ phút cuối đời, Họ (những kẻ nhân danh hai chữ 'cách mạng' để thi hành những điều độc ác) vẫn tha thiết với sự sống –trong khi chữ nghĩa của họ không đủ và bất khả xóa sạch những lời nguyền rủa? Họ có điều gì oan ức, bị ngộ nhận, hàm oan, nạn nhân của những “con dê tế thần” chăng? -Hay chỉ đơn giản vì họ hèn?

Đối với phía kẻ thù của họ (những người có chức quyền, ủng hộ, tham gia dưới chính quyền của Ngô Đình Diệm hay về sau Nguyễn Văn Thiệu) thí dụ như Liên Thành (và vân vân..) tại sao không dám thẳng thắn nhìn nhận mình là kẻ ra tay (hoặc ra lệnh) giết chết Ngô Kha và vân vân… chỉ vì lý do chính đáng.… Bởi, không dám (và tránh né) trách nhiệm của mình, là vì lòng thù hận vẫn còn, là vì sợ mang tiếng mình là ‘kẻ giết người’ –là điều vô lương tệ hại? Có phải đó cũng là thái độ hèn?

Và, chúng ta thử nghĩ xem, khi một nhu cầu hàn gắn vết thương của dân tộc, một nhu cầu xóa bỏ độc tài, đấu tranh dân chủ cho cả nước, thì thái độ “hèn” của hai phía, nếu còn tồn tại, thì chính quyền Cộng sản Hà Nội vẫn là ngư ông hưởng lợi, và họ có đủ lý do để cứ ôm mãi cái quyền lực “bòn mót túi” của từng người dân (trong và ngoài lãnh thổ), kể luôn cả hành động sẵn sàng “mãi quốc cầu vinh hoa, phú quý”.

Từ đó, trong tôi vướng mắc một câu hỏi “trọng đại” hơn : Liệu tất cả những “thằng đàn ông” Huế đều hèn?

Với sự tra hỏi lương tâm đó, tôi tìm cách dịch lại bài phỏng vấn ông Hoàng Phủ Ngọc Tường của một nhà báo nước ngoài vào ngày 29/2/1982 –được lưu trữ trong kho tư liệu của mạng lưới “the Open Vault” (có đường nối kết kèm theo bài viết) không phải là để phụ họa vào việc ‘buộc tội’ HPNT. Nhưng là để soi chiếu tâm lý của một nhân vật -từ “giọng điệu” của một người rất Cộng sản (gồm những yếu tính như: sắt máu, cương quyết, thẳng thừng, không nương tay, không tình cảm..) đến những lời lẽ mềm mỏng, “dễ thương”, đầy tình cảm của những niềm đau không vơi… của HPNT 15 năm sau, trong cuộc phỏng vấn của bà Thụy Khuê ngày 29/12/1997 ! -Tại sao có sự khác biệt đó?

Do đó, tôi có ý muốn tự mình trả lời câu hỏi đó, và tất nhiên để có câu trả lời đích xác sẽ có những chặng đường khác nữa. Vài lời ngắn ngủi này là để dạo đầu cho một bài viết tâm huyết hơn trong thời gian tới, trước nhất là để chia xẻ cho những người cùng thế hệ như tôi (năm 1963 -chừng 12, 13 tuổi; ngày miền Nam sụp đổ (1975), vừa mới tốt nghiệp đại học, hay vừa xong năm đầu bậc cao học) và sau đó là vài thế hệ trẻ hơn nữa.

Tôi dịch bài viết này trong vòng hơn hai tiếng, và có những thận trọng cần thiết như –tôi cố gắng đặt mình vào tâm lý của nhân vật HPNT trong lúc trả lời, cũng như suy nghĩ thêm về những địa-phương-tính, “lý-tưởng-tính” trong từ ngữ.. nhằm vào việc có thể bộc lộ được bản chất, vai trò của người được phỏng vấn (theo suy nghĩ tiếng Việt), bởi lẽ nội dung cuộc phỏng vấn đã được chuyển thành Anh ngữ. Nếu có gì sai sót, tôi xin nhận trách nhiệm (và cả lời ‘chỉ giáo’) trước với các ông HPNT, thân hữu của ông, cũng như quý độc giả đứng ở bất cứ quan điểm nào. Xin có lời cảm ơn đến mọi người.

(Cuối bài dịch có vài ghi chú nhỏ.)

nguyễn văn hóa

Wednesday, November 18, 2009



Phỏng vấn ông Hoàng Phủ Ngọc Tường của chương trình “VietNam: a Television History” ngày 29/02/1982

-- Phỏng vấn hỏi (H): Ông có thể mô tả biến cố nổi dậy ở Huế đặc biệt liên quan tới vụ thảm sát từ lúc ông ở đấy?

--HPNT trả lời: Đó là một chiến thắng vĩ đại của nhân dân ở Huế. Thế nhưng, cái giá cho sự chiến thắng này là một sự trả thù chưa từng thấy của Mỹ và quân đội bù nhìn sau đó. (Ông không có…thông dịch ngay bây giờ chứ?) Thế nên người dân Huế đã phải trả giá cao nhất so với các cư dân khắp cả nước. Bởi vì không có nơi nào khác Mỹ đã chịu sự tổn hại về chính trị và vật chất nhiều như ở Huế.

--Sự trả thù cực kỳ khủng khiếp. Song, theo quan điểm của tôi –quan điểm của một người đã xuyên suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp và rồi đến thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, bọn thực dân mới có nhiều tinh ranh hơn so với thực dân (cũ) (1). Hay nói cách khác, tôi thường cho rằng bọn thực dân (cũ) nhiều thô bạo hơn bọn thực dân mới. Và điều này chắc chắn đúng với hoàn cảnh trong suốt Tổng tấn công Tết 1968.

--Bởi vì mọi tội ác tạo ra bởi Mỹ, càng lâu càng được thế giới bên ngoài quan tâm, chúng chuyển hóa thành tội ác của cách mạng chống lại nhân dân họ. Tôi muốn ám chỉ việc đã dùng vụ thảm sát như một vũ khí đặc biệt trên bàn hòa đàm Pari nhằm bôi nhọ cách mạng Việt Nam. Đây là điều tôi biết rất rõ vì tôi là một nhân chứng.

Tôi sẽ nói cho ông mọi sự một cách rất khách quan. Trước tiên, những người bị giết chết được biết đến, trong số đó chắc chắn có người bị giết chết bởi bộ đội của chúng tôi vì khi chúng tôi đến nhà chúng để đòi hỏi chúng đầu hàng, chúng bắn vào quân giải phóng làm họ bị thương. Nên chi những người này phải bị bắn ngay lập tức. Trong số người này có tên phó thị trưởng, hắn đang sống ở Huế lúc đó.

Từ lầu hai trong căn nhà của hắn, hắn đã bắn vào bộ đội và từ chối đầu hàng. Thế nhưng không có nhiều lắm loại này. Trong vài trường hợp khác, một số bị giết vì đã từng tra tấn các cư dân, gây cho cả nhiều gia đình phải tù tội và bị đày ra “côn đảo” (2) . Và thế rồi khi cách mạng vào thành phố, các cư dân đi lục soát tìm cho ra những tên bạo ngược này để trừ khử chúng như trừ khử những con rắn độc, mà nếu như để cho sống sót, chúng sẽ tạo nhiều tội ác hơn nữa trong chiến tranh.

--Và mặc dầu chính sách của chúng tôi là chỉ nhằm cải tạo và không bao giờ giết bất cứ ai đầu hàng chúng tôi, song khi cư dân của thành phố đã nắm công lý trong bàn tay của chính họ, thì các cấp lãnh đạo cách mạng của chúng tôi không còn có thể kiểm soát dân chúng trong suốt thời kỳ mà trận chiến đang diễn ra cuồng điên. Nhưng tôi phải nói cho ông biết rằng một trong những bọn bạo ngược đó có ít nhất là 10 tên –chúng là người thân trong gia đình của những người khác.

Thế nên, đối với bất cứ ai từng theo dõi hoàn cảnh của chiến tranh, sự thể đó thực ra là một sự trả thù nhỏ nhoi. Và, theo quan điểm của tôi, mọi cuộc cách mạng đều giống nhau. Bởi vì đó là một cuộc chiến tranh mà sức mạnh quân sự và trang bị cực kỳ chênh lệch. Nhân dân chúng tôi không sở hữu được những thứ vũ khí như đế quốc Mỹ có, cho nên cách (chúng tôi-cộng sản) hành xử công lý rất là nhẹ nhàng.

--Nên chi đa số người dân đầu hàng và bị giam giữ bởi chúng tôi đều được đưa vào các trại ‘học tập cải tạo’ trong rừng. Hầu như phần lớn họ đã được thả về. Chỉ có một số ít đau yếu bởi vì họ không chịu đựng được với khí hậu rừng rú. Song, điều ấy cũng chẳng sao cả. Họ đều được trở về với gia đình. Nhưng có một số bị giết.

Phần lớn những người này bị giết và chôn trong thành phố rồi sau đó được khai quật bởi Mỹ và chính quyền tay sai để mà làm phim ảnh; trước hết (3), dân chúng bị giết bởi bom đạn Mỹ bắn phá trong lúc chúng phản công. Thí dụ, Mỹ đã dội bom ngay một bệnh viện gần chợ Đông Ba, giết hại và làm bị thương trên 200 người. (4)

--Tôi đi bộ khắp các đường phố vào đêm, vào lúc ấy tôi nghĩ tôi đang bước trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn ‘pin’ lên, máu khắp mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bọn Mỹ. Và thế rồi, trong những ngày cuối khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù đã lượm những xác chết vì bom đạn này rồi chôn họ. Lý do thứ hai (3), có rất nhiều gia đình có người thân đã tham gia cách mạng.

Có rất nhiều người theo lực lượng (‘cách mạng’) vào rừng sau cuộc tấn công Tết. Và khi kẻ thù trở vào trong thành phố, chúng đã giết những người thân của các gia đình này rồi đem chôn trong những hầm tập thể (5) . Nhiều xác chết của lính Giải phóng –những người mà chúng tôi không có thời giờ để thu nhặt xác cũng bị chúng đem bỏ vào những hố chôn tập thể. Cộng thêm vào thanh niên và những tù nhân họ đi theo chúng tôi vào rừng cũng bị giết hại bởi máy bay Mỹ chết chung với nhiều đồng chí của chúng tôi. (6)

--Trong suốt thời kỳ từ 1975 đến 1977, trong khi đào các đường mương và kênh dẫn thủy, chúng tôi đã khám phá rất nhiều hố chôn tập thể cái-được-gọi-là nạn nhân bị thảm sát thì toàn là những người mang đồng phục quân-Giải-phóng và nón-tai-bèo của Lực lượng (giải-phóng) (7). Điều này đã thực sự nói lên mưu mô quanh co giảo quyệt của bọn tân-thực-dân. Chúng giết hai con chim bằng một hòn đá. Trước hết là vì chúng muốn tìm cách che dấu tội ác của chúng.

Hai nữa là chúng muốn đổ lên đầu bộ đội cách mạng những tội ác của bọn chúng. Đấy là điều mà tôi đã chứng kiến. Và một sử gia người Mỹ (8) sau đó viếng thăm Huế đã nói cách công khai rằng đấy là chiến dịch đại-tuyên-truyền của Mỹ -một chiến dịch cho cân xứng với –cái giá về tiền bạc được chấp thuận bởi tên Kissinger nhằm bôi nhọ Mặt Trận Giái Phóng Miền Nam về Tết Mậu Thân 1968.

--Điểm khác mà tôi muốn nhấn mạnh là cả một bộ máy tuyên truyền của Mỹ với thế giới đã cố dùng mọi nổ lực để đổi trắng thay đen về sự biến Tết (Mậu Thân) nhằm đánh lừa thế giới. Sự thực là có con số của bọn bạo tàn đã bị giết vì sự giận dữ của dân chúng. Nhưng con số này quá nhỏ so với con số quá lớn mà những người còn sống sót trong sự biến Tết (Mậu Thân) chạy ra nước ngoài và giờ đây họ đã vu khống có-tổ-chức nhằm chống lại cách mạng Việt Nam. Thế nhưng, (ông) phải hiểu cho rằng mặc dù chúng tôi được sự ủng hộ khắp thế giới khi chúng tôi chiến đấu chống lại kẻ thù của chúng tôi, mà chỉ có nhân dân chúng tôi bị bịt mồm và chịu đổ máu trước những họng súng của kẻ thù.

--Trong suốt cuộc chiến đấu, chúng tôi đã phải đem lại công lý chống lại kẻ thù không đội trời chung của nhân dân –những kẻ mà thế giới đã nhìn nhận như những tội phạm chiến tranh. Tòa án Bertrand Russell, là một thí dụ đã, cho rằng nếu đã có tòa-án-kiểu-Nuremberg, thì có hàng ngàn người được tha chết trong trận Tấn công Tết (Mậu Thân) –là những kẻ đáng bị treo cổ sau khi chiến tranh chấm dứt.

Nhưng, như Bertrand Russell đã dẫn chứng, công lý chẳng bao giờ được thi hành. Vì vậy, mà một anh lính Mỹ như Trung úy William Calley đã giết nhiều người ở Sơn Mai mà vẫn chưa bị treo cổ. (9)

--Nhằm “biển lận” sự chú ý của nhân dân khỏi tội ác đó, chúng đã giả tạo một cuộc thảm sát Tết (Mậu Thân) để bôi bẩn cách mạng. Điều này chứng tỏ Mỹ không quan tâm đến vấn đề danh dự của một nước lớn đi đánh một nước nhỏ bé. Chính quyền Mỹ đã nói láo về.. trận Tấn công tết (Mậu Thân).

--Người phỏng vấn: Vui lòng tiếp tuc…

--HPNT: Ngô Đình Diệm đích thực là một tên phát-xít. Tôi sống ở đấy dưới thời Ngô Đình Diệm. Và tôi đã nhận ra rằng Diệm muốn trở thành một ông vua (khác). Trước đó Diệm đã là một ông quan lớn. Thí dụ về gia đình của Diệm sống gần cầu Phủ Cam ở Huế đã bắt ép các nhà trí thức, quan chức, giáo sư đại học ăn bận theo kiểu xưa đến chầu hầu trước sân nhà hàng năm trong các dịp Tết và (không nghe rõ)… , đấu hót những lời chúc tụng Năm Mới và Chúc Thọ Ngô Đình Diệm, bà mẹ và các người thân khác trong gia đình của ông ta.

--Mẹ của Diệm ngồi trên “ngai vàng” (golden throne) để quan sát suốt buổi lễ. Chỉ chuyện này thôi cũng cho ông thấy chế độ dân chủ của Diệm nghĩa là gì. Thực sự mà nói, dân chủ thì không có những điều như thế. Đấy là một hệ thống phát-xít và phong kiến. Đấy là gia đình của Diệm. Về chính sách của Diệm, ông ta nổ lực xóa tan mọi tự do dân chủ của người dân. Thí dụ như ông ta đã ban hành một đạo luật gọi là…

--Mục đích của Diệm là triệt hạ người Cộng sản. Và đấy là những gì mà người Mỹ muốn ông ta làm. Nhờ vậy mà ông ta có thể tránh thoát mọi ảnh hưởng của Cách Mạng tháng Tám trong thành phố này, một thành phố đã đánh sập chế độ quân chủ và trương lên ngọn cờ Cách Mạng tháng Tám. Thế nên tất cả các gia đình có con em tập kết đi ra Bắc (sau Hiệp ước Giơ-neo/ Geneva) từng người một bị cầm tù, lưu đày và tra tấn cho tới khi họ phải lên tiếng tố cáo những người thân của mình.

--Sau đó, rất nhiều gia đình cố gắng để che dấu tung tích là họ có con em và người thân tập kết ra Bắc. Đấy là thứ chống-Cộng áp bức người dân quên đi màu cờ của cách mạng. Và thế rồi sự đàn áp càng gia tăng với bất cứ phương cách nào có thể áp dụng được. Một trong những phương cách đó là những phụ nữ có chồng tập kết ra Bắc đang có bầu bị đá vào bụng cho tới lúc bị sẩy thai.

--Bọn tra tấn nói rằng dù chỉ một giọt máu trong giòng máu Cộng sản cũng không thể để lại trong bụng của những phụ nữ miền Nam. Mọi phương tiện này khác được thực thi bằng Đạo Luật 10/59 mà Diệm đã ban bố. Ở Huế trong thời gian này là một nơi thật bỉ ổi giam cầm người dân gọi là “Chín Hầm”. Những người yêu nước đều bị giam giữ ở đó. Khi chế độ Diệm bị lật đổ, chúng tôi đến cứu những tù nhân bị nhốt trong các hầm đó và thấy họ như những người rừng rú.

--Tóc và râu họ mọc dài và chỉ còn xương với da. Những tù nhân này bị bắt đứng suốt khi những cơn mưa nhỏ xuống khe hỡ thì đôi chân của họ ngập trong nước năm này qua năm khác. Họ chỉ được đứng, nên phần ở hậu môn và đàng lưng hoàn toàn bị nhiễm trùng. Họ không còn là con người nữa và họ bị giam giữ ở đấy cho tới khi chết. “Chín Hầm” là phương tiện đàn áp bỉ ỗi chưa từng có được áp dụng cho những ai bị coi là Cộng sản.

--Tôi không biết chế độ Hitler tàn bạo như thế nào, nhưng tôi có thể nói chắc rằng chưa có những tội ác chống-nhân-loại nào mà có thể so sánh với chế độ Diệm sau thời Hitler. Càng lúc sự tự do tôn giáo được quan tâm, Ngô Đình Thục –anh của Diệm và là tổng giám mục ở vùng này đã ép buộc tất cả Phật tử và người dân không-tôn-giáo phải theo Công Giáo. Vào dịp lễ Phật Đản chúng bắt Phật tử phải hạ cờ quạt, biểu ngữ (Phật Giáo) xuống. Điều đó dẫn tới sự nổi dậy của Phật tử và hậu quả, sự chống đối khắp thành phố dẫn tới sự sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm.

Chú thích :

(1) HPNT muốn so sánh sự khác nhau về mức độ ‘quỷ quyệt’ giữa thực dân mới (Mỹ) và thực dân cũ (Pháp), nhưng ông chỉ dùng chữ “colonialist”, nên tôi mở ngoặc thêm từ “cũ” chữ nghiêng cho rõ nghĩa. Từ đây mọi chữ nghiêng trong ngoặc đều mang ý nghĩa như thế cả.

(2) “Penal island” là hòn đảo giam giữ các tội phạm, nhưng trong thực tế, ở VN từ thời Pháp cho đến VNCH, Côn Đảo là nơi duy nhất giam giữ các ‘tù chính trị phạm’, nên tôi dùng luôn địa danh Côn Đảo cho dể hiểu.

(3) Trong bài trả lời phỏng bà Thụy Khuê (1997 –kèm theo ở dưới đây), HPNT có đề cập tới lần phỏng lần này –như bằng cớ mà người ta “vu oan” cho ông là người đã nói những kẻ bị giết chỉ là những con rắn độc. Ông có nhắc lại ba (lý do) mà ông đã trả lời; nhưng đúng ra không ăn khớp với nội dung HPNT đã biện minh. Các nhóm chữ nghiêng tiếp theo là để độc giả lưu ý tới (3) lý do đó.

(4) Biến cố Mậu Thân 1968 –tôi bị kẹt lại Huế (đúng ra là đã ra phi trường Phú Bài để về Sài Gòn ăn Tết với gia đình , nhưng vì ham chơi nên tới trễ). Sau đó, tôi ‘tản cư’ về làng An Truyền, thuộc quận Phú Vang. Dĩ nhiên, sau khi trận chiến kết thúc (26 ngày), tôi trở lại phố Huế cũng có chứng kiến nhiều chuyện sau biến cố, nhưng không nghe nói đến vụ máy bay Mỹ bỏ bom trên bệnh viện Trung Ương Huế (theo HPNT gần chợ Đông Ba chỉ có là bệnh viên này!). Nếu có đến 200 người chết và bị thương thì đa số phải là bệnh nhân? Nếu có ai biết rõ vụ bỏ bom này, xin cho biết. Đa tạ.

(5) “Hầm chôn tập thể” (Mass graves) với “Hố chôn tập thể” có sự khác nhau. Bởi, “Hố” có thể là những hố đào cá nhân để tránh bom đạn, hoặc các “hố chiến đấu” của bộ đội VC hay của quân VNCH; nhưng trong bản dịch, ghi là “Communal graves”. “Hầm chôn tập thể” có chủ đích là người ta đào hầm này nhằm vào việc chôn sống nhiều nạn nhân hoặc chôn những người đã bị giết. Cho nên, tôi vẫn cho đó là “hầm chôn tập thể”.

(6) Lời phân bua của HPNT trong đoạn này, tôi nhận xét thấy rất giống với lời của Nguyễn Đắc Xuân kể lại trong dịp đến Mỹ trong tháng 4/2006. Tối hôm đó (gần cuối tháng 4/08), tại nhà của Trần Việt Long ở San Jose (bạn thân của các ông Nguyễn hữu Liêm, Lý Khôi Việt (đã chết), Phan Mạnh Lương (tổ chức Từ thiện GĐ)...có đủ mặt họ và tôi.

(7) “the Lotus-shaped hats” không thể nào dịch là những “nón Hoa-sen”, vì thực tế ai cũng từng thấy bộ đội Việt cộng thường đội nón ka-ki màu xanh lá cây… gọi là “nón tai bèo” (vì có hình dạng giống lá cây bèo nước).

(8) Có lẽ HPNT muốn nói đến ông Stanley Karnow?

(9) Ông HPNT muốn nói đến vụ thảm sát ở Mỹ Lai (hai ấp chiến lược Sơn Mỹ và Sơn Khê thuộc làng Mỹ Lai.)

__________________________________________________________________________

Bản chính (Anh ngữ) của bài phỏng vấn:

Propaganda of casualties at the Battle of Hue

Roll 69 of Vietnam Project, Feb 29, 1982, 512, Take 1.

Interview with Hoang Phu Ngoc Tuong, writer.

Sync Interviewer: Could you describe the events of the Hue uprising and particularly relating to the massacre since he was there? Hué

Sync Hoang Phu Ngoc Tuong: It was a gigantic victory of the people in Hue. But then the price for this victory was an unprecedented retaliation by the Americans and the puppet troops which followed. (You don’t have to...provide the translation right now?) And so the inhabitants of Hue had to pay the highest price of all the urban populations in our country. This was because nowhere else had the American suffered so much physical and political losses as in Hue.

The retaliation was extremely horrible. But in my opinion, the opinion of a person who had gone through the resistance period against the French and the period of war against the United States, the neocolonialists were more intelligent than the colonialists. Or in other words, I usually said that the colonialists were much more crude than the neocolonialists. And this was certainly true with the situation during the 1968 Tet Offensive.

This was because all the crimes committed by the United States were turned, as far as the outside world was concerned, into crimes committed by the revolutionaries against their own people. I am referring to the massacre which the United States used as a kind of special weapon at the negotiating table in Paris in order to smear the Vietnamese revolution. This was something I knew very well because I was a witness.

And I will tell you the whole thing in a very objective way. First, as far as the people who were killed were concerned, there were certainly people who had been killed by our troops because when we came to their house and asked them to surrender, they shot at our soldiers and wounded them. So these people had to be shot on the spot . Among these people was the deputy province chief who was living in Hue at the time.

He shot down at the soldiers from the second floor of his house and refused to surrender. But there were not many people in this category. In some other cases, some people were killed for having tortured the inhabitants and caused whole families to be imprisoned and exiled to the penal island. And so when the revolution came into the city, the inhabitants went around and searched for those despots to get rid of them just as they would get rid of poisonous snakes who, if allowed to remain alive, would cause further crimes in the war.

And so, even though our policies were only to re-educate and never to kill anyone who surrendered to us, when the city inhabitants took justice in their own hands there was little our revolutionary commanders could do to control the population during the period when the fighting was raging . But I must tell you that each of those despots at least ten persons who were members of the other person’s family.

And so, for any person who had followed the war situation at all, this was indeed a very light revenge. And, in my opinion, you have similar things in every revolution. This is because this was a war in which there was an extreme imbalance in terms of material and military strength. Our population did not possess the kinds of weapons the US imperialists had, and so the way they carried out their justice was extremely light.

But the majority of the people who surrendered and detained by us were taken to the re-education camps in the jungle. Almost all of them were subsequently released. Only a few of those people got sick because they were not used to the climate in the jungle. But there was nothing to it. They were all returned to their families. But people did get killed.

The majority of these people who got killed and buried in this city and were subsequently exhumed by the Americans and the puppet government in order to make their films were, first of all, people who had been killed by the American bombing and strafing during the counterattacks. For example, the Americans dropped a bomb smack into a hospital in the Dong Ba neighborhood, killing and wounding over 200 persons.

I walked through the streets at night at that time and I thought I was walking in the mud. But when I turned on my flashlight, I saw blood all over the neighborhood. The whole neighborhood had been bombed down by the Americans. And so, during the last days when we were withdrawing from the city, the enemy collected these bodies of bombing victims and buried them. Secondly, there were many families whose members participated in the revolution.

There were many people who followed our forces into the jungle after the Tet offensive. And so when the enemy came into the city, they killed the members of these families and had them taken to the communal graves . Bodies of Liberation soldiers whom we did not have time to retrieve were also taken to the mass graves. In addition the young people and the prisoners of war who walked with us into the jungle were killed by the American planes along with our cadres.

During the period from 1975—1977 when we dug canals and irrigation ditches, we discovered that in the mass graves of the so-called massacre victims there were full of people who were wearing the lotus-shaped hats (Liberation forces) and wearing Liberation forces’ uniforms. This was indeed the devious trick of the neocolonialists. They killed two birds with one stone. First, they managed to hide their crimes.

And second, they heaped all their crimes on the heads of the revolutionary troops. This is something I witnessed. And an American historian who visited Hue after that said publicly that he thought that it was a big propaganda campaign by the Americans—a campaign of strategic proportion —which cost the Americans a lot of money and which was approved by Kissinger himself to smear the NLF on the Hue situation of Tet 1968.

Another thing I would like to emphasize is that the whole American propaganda machine in the world was utilized in this effort to turn white into black on the Tet incident in order to deceive the whole world. It is true that a number of the despots was killed by the angry population. But this number is small compared to the large number of people who survived the Tet incident and fled abroad and who are now slandering organizing against the Vietnamese revolution. But you must understand that although we had support from all around the world, when we fought against our enemy it was only our people who were standing in front of the muzzles of the enemy’s guns and shedding our blood.

And during this struggle, we had to carry out justice against the arch-enemies of our people, those people whom the world had recognized as war criminals. The Bertrand Russell tribunal, for example, had to concede that if there had been a Nuremberg-type of tribunal then thousands of people whose lives were spared during the Tet Offensive would still have deserve to be hanged after the war was over.

But, as Bertrand Russell also stated, this justice would never be carried out. Therefore, an American soldier such at Lt. William Calley who killed many people in Son Mai is still not hanged.

And in order to diver people’s attention from this kind of crime, they faked the Tet massacre in order to do a smear job on the revolution. This proves that the United States never paid any attention to the question of honor of a big country fighting against a small country. The American administrations have lied about... Tet Offensive, 1968

Sync Interviewer: Please continue.

Sync Hoang Phu Ngoc Tuong: Ngo Dinh Diem was truly a fascist. I lived here throughout the Ngo Dinh Diem period. And I realized that Diem wanted to become another king. Formerly Diem had been a high court mandarin. For example, Diem’s family, which lived hear the Phai Cam bridge here in Hue, forced all the intellectuals, bureaucrats, and university professors to wear ancient garb to come to the courtyard every year on the occasion of Tet and (unreadable) there, chanting New Year’s wishes and Long Life to Ngo Dinh Diem, his mother and other members of his family.

His mother was sitting on a golden throne observing all the rituals. This alone shows you what Diem meant by democracy. In fact, you can say that there was no such thing as democracy. There was only a feudal and fascistic system. This was what his family was like. As for his (Diem’s) policies, he strived to eradicate all the democratic freedoms of the ordinary people. For example, he issued a law code called...

His aim was to annihilate all the Communists. And this was what the Americans wanted him to do. So he had to get rid of all the influences of the August Revolution in this city, a city which brought down the monarchy and hoisted the banner of the August Revolution. And so all the families whose children had been regrouped to the north (after the Geneva Agreement) were one by one imprisoned, exiled and tortured until they denounced their loved ones.

After that, there were many families who tried their best to hide the fact that they had children and relatives who were now regrouped to the north. This was the kind of anti-Communist which forced the population to forget the color of the banner of the revolution. From then on, the repression went full speed ahead and every possible means was used. One of the means was that women whose husbands were now regrouped to the north and who were pregnant were kicked in the bellies until they aborted.

The torturers said that you could not allow even a single drop of Communist blood in the belly of any woman in the south. This and other means were employed through the use of the Law Code no. 10/59 which Diem had decreed . In Hue at that time there was a very infamous place for imprisoning people called the “Nine Tunnels”. Patriots were kept there. When the Diem regime was toppled we went into those tunnels to rescue the prisoners and saw that most of them were like jungle people.

That is to say, they had long beards and hair and just skin and bones. These prisoners had to sit on platforms where rain water leaked down and where their feet were soaked in water year in year out. They could only sit up, and their behinds and backs were all infected. They did not look like human beings anymore and they were put there until they died. This was the very infamous “Nine Tunnels” where unprecedented repressive means were carried out against those considered to be Communists.

I don’t know how cruel Hitler was, but I can certainly say that there were no crimes against human beings which resembled the crimes committed by the Diem regime here during the post-Hitler era. As far as religious freedoms were concerned, Ngo Dinh Thuc, Diem’s brother and the archbishop in charge of this area, forced all Buddhist and all non-religious people to worship as Catholics. On Buddhist anniversaries they forbade all Buddhist banners to be put up. This led to the Buddhist uprising and, subsequently, the city-wide protest which led finally to the downfall of Ngo Dinh Diem.

Nguồn:

http://openvaultresearch.wgbh.org/record/display/index/pid/wgbh:e67ef62e29a364dbb7faeb55837714f9163fe9ec



See this record in relation to others.

Source:

Series: Vietnam: A Television History

Program: Tet, 1968

Episode: 107

Description: Hoang Phu Ngoc Tuong interview.

Topics: Hoàng, Phủ Ngọc Tường, Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam (1973), Geneva Conference (1954)

Media:

Type: Moving image/Original footage (1)

Physical format: Digital Betacam Cassette (1)

Total running time: 00:15:18

People:

Interviewee: Hoang Phu Ngoc Tuong

___________________________________________________________________________

Phần 2:

Nói chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường về biến cố Mậu Thân ở Huế
(RFI, 12 tháng 7, 1997)

Thụy Khuê: Thưa anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, đây là lần đầu tiên anh đến Pháp? Lý do gì đã khiến anh được đi? Xin anh cho biết cảm tưởng của anh.

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Đúng là lần đầu tiên tôi tới Pháp. Tôi sang Pháp qua cửa ngõ của nước Đức, ở đấy tôi đã nhận được sự bảo trợ của hiệp hội Schmitz Stiftung để đi dự tuần Việt Nam của tổ chức "Chung Một Thế Giới" ở thành phố Freiberg. Tiếp theo tôi đi dự hội thảo Euro-Việt III tại Amsterdam. Và sau đó tôi sang Pháp chơi. Ấn tượng mạnh nhất của tôi sau gần một tháng lãng du bên Tây là như thế này: Trước mắt tôi là một cuốn sách mà tưởng chừng như tôi đã biết hết mọi cái ở trong đó, nhưng chính lúc này tôi lại đang giở ra những trang đầu. Cuốn sách đó tên gọi là Châu Âu.

TK: Thưa anh, nhân dịp này xin hỏi anh một vài vấn đề liên quan đến biến cố Mậu Thân ở Huế mà từ bao nhiêu năm nay, anh đã bị một số dư luận xem như anh có dính líu vào, hoặc anh là một trong những "thủ phạm" vụ Mậu Thân. Trước hết, xin anh cho biết: Mọi việc thực sự đã xẩy ra như thế nào?

HPNT: Hàng chục năm nay, mỗi năm cứ tới dịp 30 tháng 4, hoặc dịp Tết thì nhiều tờ báo hải ngoại lại đưa tên tôi ra làm con vật tế thần, bằng cách nói đi nói lại, y như thật, rằng tôi là một tên đồ tể Mậu Thân ở Huế. Thực ra thì đó là một sự bịa đặt, mang ý định vu khống hoàn toàn. Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966, và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế.

Sau năm 1975, ít ra là đã có ba tài liệu sau đây xác nhận rằng tôi không có mặt ở Huế hồi Mậu Thân:

1. Nhiều người hay nhớ lõm bõm bài trả lời phỏng vấn của anh Lê Văn Hảo trên báo Quê Mẹ, xuất bản ở Paris, để buộc tội tôi. Thực ra thì trong bài này, tôi đã đọc kỹ, thấy anh Hảo nói rất đúng rằng, hồi Tết Mậu Thân, cả anh Hảo và tôi đều đang ở trên một vùng núi, cách xa Huế gần 50 cây số, và không hề có chuyện tôi về Huế để giết người.

2. Bài viết của anh Đặng Tiến đăng trên báo Thông Luận, Paris, trong đó Đặng Tiến dẫn chứng nhiều nguồn tư liệu đã công bố ở trong nước, do nhiều nhân vật khác nhau cung cấp, bác bỏ những lời lẽ xảo ngôn lệnh sắc trên báo Thông Luận buộc tội tôi về chuyện giết người ở Huế trong năm Mậu Thân.

3. Trong cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế, của Nhã Ca in sau biến cố Mậu Thân, tác giả cũng nói rằng: Phủ (tức là tôi), không về Huế, và nếu có về thì chắc cũng không giết người. Tôi thành thật cảm ơn chị Nhã Ca đã dành cho tôi điều nhìn nhận khách quan rất quan trọng này, dù trong cảnh tượng máu lửa hỗn quan hỗn quân của Huế Mậu Thân.

Đã không có mặt ở Huế thì làm sao tôi -Hoàng Phủ Ngọc Tường - lại có thể làm cái việc ghê gớm gọi là "đồ tể" Mậu Thân ở Huế được?

TK: Như vậy thì anh đã làm gì trong thời gian Tết Mậu Thân? Anh ở đâu? Anh làm những chức vụ gì?

HPNT: Có một tổ chức chính trị của các lực lượng đấu tranh của phong trào Huế ra đời trong bối cảnh xuân Mậu Thân, ấy là Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế, do anh Lê Văn Hảo làm Chủ tịch, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu và bà Nguyễn Đình Chi làm Phó chủ tịch. Với tư cách Tổng thư ký, tôi luôn luôn có mặt bên cạnh các vị kể trên để làm công tác chính trị của Liên Minh, tuyệt nhiên không dính líu gì đến chuyện nhúng tay vào máu ở Huế. Trụ sở chiến dịch của Liên Minh là một địa đạo Trường Sơn, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, Huế. Trụ sở này, đã được mô tả đầy đủ trên báo Lao Động, ở trong nước cách đây hai tháng.

TK: Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xẩy ra trong một trình tự như thế nào?

HPNT: Huế Mậu Thân đã xẩy ra cách đây gần 30 năm. Sách vở, tài liệu đã được công bố từ nhiều phía của cuộc chiến, khá đầy đủ, có thể làm cơ sở cho những phân tích khoa học để giải phẫu một cuộc chiến mà thật ra, không thể đơn giản tách riêng ra trong biến cố Mậu Thân. Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.
Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế, chứ không phải một chính sách toàn cục của cách mạng. Bởi vì tình trạng giết chóc bừa bãi như vậy, đã không xẩy ra ở những địa phương khác trong Mậu Thân, ngay cả trên một địa bàn rộng lớn với tình trạng xen kẽ giữa những lực lượng đối địch rất phức tạp như ở Sài Gòn thời ấy.

TK: Vậy, theo anh, ai trách nhiệm những thảm sát ở Huế?

HPNT: Tôi không đủ thẩm quyền để phán xét bất cứ cá nhân nào. Xin trích dẫn theo trí nhớ một ý tưởng trong hồi ký của chính ông Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân: Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi. Qua bài hồi ký tâm huyết này, đã được công bố trên tạp chí Sông Hương, Huế, và sau đó, nếu tôi không nhớ lầm, đã được dịch và in toàn bộ trên báo Mỹ Newsweek, tác giả, Lê Minh (lúc đó đã nghỉ hưu), còn nhắc nhở rằng, điều quan trọng có thể làm, và phải làm bây giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ.

TK: Ngoài ra anh còn "được" hay "bị" là nhân vật của nhiều tiểu thuyết, đặc biệt là Mùa Biển Động của Nguyễn Mộng Giác. Tường trong tiểu thuyết của Nguyễn Mộng Giác và anh, có chỗ nào giống nhau? Chỗ nào khác nhau?

HPNT: Có lẽ chỉ giống nhau ở cái nốt ruồi ở góc cằm, như Nguyễn Mộng Giác đã lưu ý độc giả vào cuối bộ sách. Ngoài ra thì không nên nói đến một sự giống hoặc khác nhau nào giữa một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết và một con người thực đang sống ở ngoài đời là tôi. Nhưng có điều khác nhau rất quan trọng là: Tôi, Hoàng Phủ Ngọc Tường, thì không có mặt trong Mậu Thân ở Huế như nhân vật trong tiểu thuyết của anh Nguyễn Mộng Giác. Và tôi cũng chưa bao giờ biết làm công việc của một tên chỉ điểm hèn hạ để hại bạn như là cái thằng Tường trong sách của anh Giác.

À mà anh Nguyễn Mộng Giác này, chán chi tên mà tại sao anh lại lấy tên tôi để đặt cho cái nhân vật khốn khổ tội nghiệp của anh, khiến những kẻ độc miệng cứ nhè vào tôi mà vu khống, mà nguyền rủa mãi như vậy? Nếu nhân vật trong Mùa Biển Động của Nguyễn Mộng Giác mang một cái tên nào khác, thí dụ như Vách, Phên chẳng hạn, chắc chắn là không có gì dính líu tới Tường này cả.

TK: Anh nghĩ sao về Giải Khăn Sô Cho Huế của chị Nhã Ca?

HPNT: Dù có một số sự việc không đúng sự thực, do có hoặc không có dụng ý của tác giả, Giải Khăn Sô Cho Huế đối với tôi, vẫn là một bút ký hay, viết về Huế Mậu Thân; hàng chục năm qua đọc lại, tôi vẫn còn thấy quặn lòng. Chị Nhã Ca làm tôi liên tưởng tới Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh.

TK: Về một lời tuyên bố của anh trong một phóng sự chiếu trên đài truyền hình Mỹ, Anh, Pháp ... mà nhiều người đã dựa vào đó để đả kích anh. Anh đã tuyên bố những lời ấy trong trường hợp như thế nào? Tại sao?

HPNT : Hồi đó, ông Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình" tới Huế, chọn tôi để chất vấn về chuyện tang tóc của Huế Mậu Thân. Tôi nhớ một cách đại thể, là tôi đã nói về ba thành phần nạn nhân khác nhau: 1) Những người chết do hành động trừng phạt của quân giải phóng dành cho những người thực sự có tội. 2) Những người bị giết oan. 3) Những nạn nhân chết do Mỹ ném bom vào đám đông hoặc quân chính phủ bắn giết trả đũa khi phản kích. Cả ba trường hợp này đều có thực, chết nằm xen kẽ nhau trên các đường phố Huế Mậu Thân.

Lâu rồi, trả lời ứng khẩu thế thôi, tôi không nhớ thật cụ thể những điều đã nói, và cũng không có dịp xem lại nguyên bản phim như nó đã được chiếu ở nước ngoài; nên không biết cuốn phim có tái hiện trung thành những ý tưởng của tôi hay không.

TK: Xin anh một lời kết cho buổi nói chuyện hôm nay. Đối với những người đã "kết tội" anh, anh nghĩ sao? Và nói rộng ra đến tình trạng chung của các sự ước đoán và quy kết.?

HPNT: Xin cám ơn đài RFI và chị Thụy Khuê đã dành cho tôi một cơ hội để tự bạch trước thính giả mà lâu nay, chắc có không ít người đã căm hận tôi, do tin lầm vào những lời vu khống của người khác. Người đời thường tình, dễ nghe, dễ tin, không nói làm gì; ở đây lại là những người cầm bút, là nhà văn, là nhà báo, họ chưa quen biết tôi, và tôi cũng chưa quen biết họ bao giờ. Sao người ta lại cứ mải say mê trong hành động vu khống kẻ khác như vậy. Sự lên án hoặc buộc tội là quyền chọn cách nhìn cuộc chiến, nhưng sự vu khống lại thuộc về nhân cách của người cầm bút.
Tôi đã nói hết sự thật trong một lần. Xin thưa, từ nay đừng bắt tôi phải chịu trách nhiệm những tội lỗi mà tôi không hề đụng tay tới bao giờ, và mọi sự phán xét xin hãy dành cho những kẻ thích tạo dựng tên tuổi bằng cách lấy nhọ nồi bôi vào trán người khác.

Tôi xin chân thành biết ơn sự quan tâm của quý vị thính giả dành cho câu chuyện có phần nào liên quan tới lương tâm và danh dự của tôi, và xin bạn hữu ở khắp bốn phương trời, hãy giữ trọn vẹn lòng tin vào thằng bạn ngày xưa của mình, rằng Tường vẫn là một con người tính bản thiện.

TK: Xin cám ơn anh Hoàng Phủ Ngọc Tường.

© Copyright Thuy Khue 1997

No comments: